THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 09:27

13 cách giảm ho khan do thời tiết, dị ứng

02/08/2022 | 10:48
Bù đủ nước, lưu ý ăn uống, dùng thảo mộc đúng cách… có thể hỗ trợ giảm ho khan do thay đổi thời tiết, dị ứng, cảm gây ra.

Nếu cơn ho khan gây khó chịu nhưng không có biến chứng, không kèm theo sốt, đau ngực hoặc bất kỳ triệu chứng liên quan nào khác, bạn có thể điều trị bằng một số biện pháp tự nhiên sau đây.

Bù đủ nước: Khi cổ họng khô khiến cơn ho trở nặng, bạn có thể nhâm nhi thêm nhiều nước như trà hoặc nước lọc với một ít chanh tươi để tăng khẩu vị và giảm bớt triệu chứng cho đường hô hấp.

Súc miệng: Súc miệng bằng nước muối pha loãng cũng là cách thông dụng và đơn giản giúp giảm đau họng và giảm ho do cảm lạnh. Nghiên cứu trên Scientific Reports (Mỹ) cho thấy, người súc miệng 3 lần mỗi ngày bằng nước muối pha loãng thường khỏi triệu chứng ho sớm hơn 1-2 ngày, so với khi chữa ho thông thường.

Xông hơi cho đường hô hấp: Xông hơi nước là cách phổ biến khác hỗ trợ tạo độ ẩm cho đường mũi, giảm kích ứng, giảm đau cổ họng, hạn chế nhiễm trùng nhẹ hoặc dịu cơn dị ứng cho đường hô hấp. Bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà vào nước và xông. Bạn có thể trùm khăn bao phủ nồi nước giúp hơi ấm lan tỏa hiệu quả, lưu ý không đặt mặt gần nồi nước tránh bị bỏng hơi. Bệnh nhân có thể hỏi ý kiến bác sĩ về mùi hương tinh dầu phù hợp trước khi sử dụng.

Lưu ý chế độ ăn uống: Bạn nên cân nhắc ghi lại nhật ký món ăn do một số thực phẩm có thể thuộc nhóm gây dị ứng đường hô hấp khiến cổ họng thêm nhạy cảm: rượu, đồ ăn ngâm chua, pho mát chín, hải sản, thịt xông khói, socola, một số trái cây sấy khô. Người bị trào ngược axit cũng dễ bị ho mạn tính, nên tránh ăn thực phẩm giàu chất béo hay thức ăn chứa nhiều axit. Ví dụ, cà chua, socola, caffeine, thức ăn vị cay là một số món vốn lành tính, nhưng dễ gây kích ứng cổ họng, có thể gây trở nặng cơn ho.

Dùng mật ong: Mật ong có đặc tính hỗ trợ chống viêm tự nhiên giúp giảm kích ứng, kháng khuẩn và làm dịu các triệu chứng nhiễm trùng nhẹ cho họng. Từ lâu, đây là phương pháp lành tính tuy nhiên, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), người lớn không nên cho trẻ dưới 2 tuổi uống mật ong chữa ho vì có thể gây ngộ độc cho trẻ. Bệnh nhân đang điều trị các vấn đề bệnh lý đường huyết cũng nên hạn chế dùng, do mật ong có chứa lượng đường tự nhiên.

Dùng gừng tươi: Gừng từ lâu được dùng hỗ trợ điều trị buồn nôn và đau bụng. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, gingerol, hợp chất hóa học trong gừng tươi là thành phần tiềm năng khi chữa ho, giúp thư giãn các cơ trơn của đường hô hấp. Bạn có thể chọn ngậm kẹo gừng, uống trà gừng hoặc xông hơi nước gừng. Tuy nhiên, sử dụng nhiều gừng có thể gây mắc các vấn đề tiêu hóa như: đau bụng, ợ chua hoặc tiêu chảy.

Gừng có công dụng hỗ trợ chữa ho khan. Ảnh: Freepik

Gừng có công dụng hỗ trợ chữa ho khan. Ảnh: Freepik

Dùng trà rễ cây cam thảo: Từ lâu, trà ấm từ rễ cây cam thảo có công dụng hỗ trợ làm dịu cơn ho cho cổ họng, thông đờm tốt. Bạn có thể ngâm 2 muỗng nhỏ rễ cây cam thảo khô trong khoảng 240 ml nước sôi, 5-10 phút để thức uống hạ nhiệt độ còn âm ấm thì thưởng thức. Tuy đây là thực phẩm tự nhiên lành tính, sử dụng lâu dài có thể gây tăng huyết áp, kinh nguyệt không đều ở nữ giới, tích nước. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn nếu không chắc về thể trạng và tiền sử bệnh lý trước khi dùng.

Dùng nghệ: Củ nghệ chứa hợp chất curcumin hỗ trợ kháng virus, kháng khuẩn và cải thiện tình trạng viêm nhẹ, là thành phần lành tính giúp chữa các bệnh hô hấp, viêm khớp nhẹ. Báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu chẩn đoán và lâm sàng (Ấn Độ) cho thấy, uống nước nghệ có thể hỗ trợ làm dịu cơn ho và giảm triệu chứng bệnh hen suyễn. Tùy vào thể trạng, bạn nên tham khảo kỹ lưỡng liều lượng phù hợp trước khi uống trà nghệ hay viên nang nghệ. Sử dụng quá nhiều nghệ có thể gây đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn

Dùng tỏi: Tỏi có đặc tính hỗ trợ kháng virus, kháng khuẩn và chống viêm nhẹ. Theo tạp chí Học thuật Oxford (Mỹ), người uống nước tỏi đều đặn có thể thúc đẩy hệ miễn dịch, ít bị cảm hơn. Dùng tỏi lượng vừa đủ cũng hỗ trợ giảm cơn ho khan do cảm lạnh. Đây là thảo mộc lành tính tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ lượng phù hợp trước khi dùng để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Dùng cỏ xạ hương: Trong các báo cáo nghiên cứu về các công dụng tiềm năng của cỏ xạ hương trên thư viện trực tuyến Wiley (Mỹ), hợp chất thymol có trong thảo mộc này hỗ trợ thư giãn các cơ trơn của họng, giảm các cơn co thắt gây ho. Bạn có thể thỉnh thoảng uống trà này, pha 3-4 thìa cà phê cỏ xạ hương khô với 240ml nước nóng, thêm mật ong và uống ấm. Thêm một vài giọt dầu cỏ xạ hương vào máy xông tinh dầu tạo ẩm không khí cũng là liệu pháp tự nhiên giúp thư giãn cho đường hô hấp.

Dùng trà lá kinh giới ngọt: Lá kinh giới ngọt (Marjoram) đang dần được dùng nhiều trong các bữa ăn của người Việt. Theo Tạp chí SAGE (Mỹ), lá kinh giới ngọt thuộc họ bạc hà, là thảo mộc lành tính hỗ trợ chống viêm giúp giảm ho khan do hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh và chứng ho gà. Bạn có thể ủ 3-4 thìa cà phê kinh giới ngọt khô trong khoảng 240 ml nước nóng, uống trong ngày. Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, mắc bệnh lý về máu nên cân nhắc trước khi dùng. Thảo mộc có thể gây chảy máu cam, ảnh hưởng khả năng đông máu tự nhiên của cơ thể.

Tân trang không gian sinh hoạt: Dọn dẹp không gian sống sạch thoáng và trang bị một số thiết bị hỗ trợ cho hô hấp giúp phòng và hỗ trợ giảm bớt các cơn ho khan không mong muốn. Bạn có thể đặt máy tạo độ ẩm khi bị ho nhiều do thời tiết hanh khô, giúp phòng những cơn ho đêm gây ảnh hưởng giấc ngủ. Bệnh nhân hen suyễn cũng nên sử dụng máy lọc không khí loại bỏ các yếu tố dị ứng, lọc bụi mịn, phấn hoa và các tạp chất gây dị ứng trong không khí khác như khói thuốc lá. Ngoài ra, người bệnh nên tránh hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc nguồn thuốc lá thụ động có thể làm tăng kích ứng cổ họng.

Dùng thuốc không kê đơn: Một số thuốc giảm ho không kê đơn có chứa tinh dầu bạc hà cũng có thể hỗ trợ làm dịu cơn ho tuy nhiên, bạn nên thăm khám nếu không chắc về triệu chứng bệnh hô hấp hoặc cơn ho khan kéo dài quá một tuần.

Ho khan có thể do cảm, dị ứng, chất kích thích từ môi trường, nhiễm trùng hoặc bị dị ứng với một số thành phần thuốc gây ra. Một số cơn ho mạn tính có thể là dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh lý tiềm ẩn như: chứng ngưng thở khi ngủ, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư trung tiểu mô hoặc ung thư phổi. Người bệnh nên cân nhắc, lưu ý thể trạng, tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời, điều trị bệnh sớm, an tâm sống khỏe.

Theo vnexpress.net
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Nắng nóng gay gắt: Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi nhiệt độ tăng cao

Nắng nóng gay gắt: Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi nhiệt độ tăng cao

1 năm trước

Những tuyệt chiêu sau sẽ giúp cha mẹ làm mát cơ thể ngày nắng nóng cho trẻ và bảo vệ sức khỏe mùa hè, giúp con khỏe mạnh và có một mùa hè thật ý nghĩa.
7 cách bảo vệ sức khỏe trẻ khi vận động dưới ánh nắng

7 cách bảo vệ sức khỏe trẻ khi vận động dưới ánh nắng

1 năm trước

Cho con uống đủ nước, mặc đồ sáng màu, giữ cơ thể mát mẻ, nghỉ ngơi trong bóng mát… giúp trẻ hồi phục thể lực sau khi hoạt động ngoài trời nóng.
Bệnh nhi ở Đắk Lắk mắc Whitmore đã ổn định sức khỏe

Bệnh nhi ở Đắk Lắk mắc Whitmore đã ổn định sức khỏe

1 năm trước

Sáng 16/6, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Thúy Minh, Trưởng khoa Nhi Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, sau 13 ngày nhập viện và điều trị vì mắc bệnh Whitmore, đến nay, sức...
Những vấn đề tâm lý và sức khỏe tinh thần trẻ em hậu Covid

Những vấn đề tâm lý và sức khỏe tinh thần trẻ em hậu Covid

1 năm trước

Đại dịch Covid tác động nhiều chiều đến trẻ em như đe dọa sự an toàn, sức khỏe thể chất và tâm thần; làm gián đoạn quá trình học tập; ảnh hưởng đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ...