THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 04:30

3 trẻ nhỏ bị suy hô hấp nặng do hóc hạt lạc

19/01/2023 | 08:42
Từ ngày 7/1 - 9/1/2023, do sơ ý trong khi ăn lạc, 3 trẻ nhỏ từ 17-21 tháng tuổi bị hóc dẫn đến suy hô hấp, phải nhập viện cấp cứu.
Bác sĩ Khoa Khám và Thăm dò Hô hấp Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện nội soi phế quản để xác định vị trí dị vật.

Bác sĩ Khoa Khám và Thăm dò Hô hấp Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện nội soi phế quản để xác định vị trí dị vật.

Ngày 18/1, thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong 3 ngày liên tiếp, bệnh viện tiếp nhận 3 trẻ trong tình trạng suy hô hấp nặng do hóc hạt lạc.

Bệnh nhi nhỏ tuổi nhất là bé N.M K. (17 tháng, Nam, Bắc Ninh). Khi bé được bố cho ăn lạc rang thì bị sặc và tím tái, thiếu oxy với hội chứng xâm nhập rất rõ. Ngay lập tức, gia đình đưa bệnh nhi đến cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện, được cấp cứu, đặt nội khí quản rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 8/1.

Tại khoa Khám và Thăm dò Hô hấp - Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ nội soi phế quản phát hiện 1/2 hạt lạc tại khí quản, chiếm gần hết khẩu kính đường thở.

Sau gần 1 giờ phá hạt lạc thành nhiều mảnh nhỏ, các bác sĩ đã gắp được hết dị vật ra ngoài.

Còn bé gái N.N.M.C. (21 tháng, Nam Định) lại bị hóc khi được mẹ cho ăn kẹo lạc khi đang đi xe máy. Ngay sau hóc, trẻ sặc, ho, khó thở, tím tái, được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện huyện và được đặt nội khí quản, chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại đây, bệnh nhi được gắp dị vật nhanh chóng do hạt lạc có kích cỡ nhỏ.

Còn trường hợp bé N.P.M. (21 tháng, Bắc Giang) bị phức tạp hơn, do trẻ bị mắc dị vật hạt lạc hơn một tuần qua ở phế quản gốc bên phải, gây viêm và tổ chức sùi che lấp dị vật, khiến việc tiếp cận lấy dị vật rất khó khăn.

Hiện các bác sĩ đang tiến hành điều trị nội khoa để giải quyết tình trạng viêm và nội soi gắp dị vật sau vài ngày.

Mẹ bệnh nhi cho biết, khi trẻ ăn lạc và hóc, gia đình có móc họng lấy ra được 1 ít, tưởng con đã hết hóc. Mấy ngày sau, trẻ vẫn chơi bình thường, nhưng ăn uống ít đi, ho nhiều, mỗi khi khóc là khó thở. Rồi ngày tiếp theo bé sốt cao 39, 40 độ không hạ.

Theo các bác sĩ, trẻ ăn lạc bị hóc rất nguy hiểm, bởi hạt lạc có thể gây bít tắc đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Ngoài ra, do lạc là loại hạt có dầu, nên có thể gây ra các triệu chứng viêm đường thở do dầu lạc. 

Đặc biệt trong dịp Tết sắp tới, nhiều gia đình bày các loại hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt lạc... lên bàn tiếp khách. Nếu không để ý, trẻ bốc ăn, bị hóc rất nguy hiểm. Vì thế, cần phải giám sát trẻ, cũng không nên để trẻ khóc, cười đùa khi đang ăn uống.

Nếu không may trẻ bị hóc dị vật phải bình tĩnh xử lý. Tuyệt đối không cố gắng lấy tay hoặc các vật khác đưa vào miệng trẻ để móc dị vật ra vì có thể làm dị vật xuống sâu hơn, hoặc gây trầy xước, chấn thương niêm mạc vùng hầu họng của trẻ.

Để đề phòng biến chứng nguy hiểm do hóc hạt, các phụ huynh khi thấy trẻ ho, khò khè kéo dài thì nên đưa trẻ đi khám. Trong trường hợp ho sặc rồi bị hóc, nếu không biết sơ cứu thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

QH
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
TP.HCM diễn tập kích hoạt Bệnh viện dã chiến số 13

TP.HCM diễn tập kích hoạt Bệnh viện dã chiến số 13

1 năm trước

Ngày 16/1, Sở Y tế TP.HCM diễn tập COVID-19, đưa ra tình huống và kích hoạt Bệnh viện dã chiến số 13 hoạt động trở lại với quy mô 100 giường hồi sức tích cực.
Bé trai bị ngừng tim gần 60 phút do bóng sút vào ngực

Bé trai bị ngừng tim gần 60 phút do bóng sút vào ngực

1 năm trước

Khi đang chơi đá bóng ở trường với vị trí thủ môn, bé trai bất ngờ hứng cú sút bóng mạnh thẳng vào ngực khiến em gục xuống bất tỉnh, ngưng tim. Sau đó, em được đưa vào phòng bảo vệ...
Vì sao trẻ sơ sinh hay mắc bệnh viêm tai giữa?

Vì sao trẻ sơ sinh hay mắc bệnh viêm tai giữa?

1 năm trước

Theo thống kê, có khoảng 50% trẻ mắc viêm tai giữa ít nhất một lần trong năm đầu đời.
TP.HCM: Sẵn sàng mọi nguồn lực tiếp nhận, thu dung và điều trị người bệnh COVID-19

TP.HCM: Sẵn sàng mọi nguồn lực tiếp nhận, thu dung và điều trị người bệnh COVID-19

1 năm trước

Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn khẩn gửi các đơn vị về việc sẵn sàng mọi nguồn lực tiếp nhận, thu dung và điều trị người bệnh COVID-19.