THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 03:49

6 dấu hiệu của stress đang bao trùm gia đình bạn

01/11/2019 | 18:06

Dưới đây là 7 dấu hiệu khi gia đình đang bị stress quá độ và lời khuyên từ chuyên gia giúp gia đình bạn đối phó với căng thẳng.

1. Mất ngủ

Khi mức độ căng thẳng của bạn ở mức cao, giấc ngủ sẽ là nạn nhân đầu tiên. Thiếu ngủ sẽ khiến bạn cáu kỉnh, lo lắng và căng thẳng hơn. Bác sĩ Tanya Altmann, phát ngôn viên của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ gợi ý: “Nếu bạn và gia đình đang gặp căng thẳng, hãy cho trẻ đi ngủ sớm hơn nửa tiếng cũng như để bản thân được nghỉ ngơi sớm hơn nửa tiếng."

2. Lớn tiếng với nhau

Khi căng thẳng, chúng ta sẽ dễ phàn nàn, lớn tiếng và làm ầm lên mọi việc. Tiến sĩ Altmann khuyên rằng bạn nên làm dịu giọng nói của mình, nằm xuống nghỉ ngơi và hít thở sâu, điều này không chỉ tốt cho bạn mà cũng tốt cho những người còn lại trong gia đình.


3. Ngày càng ít những bữa tối gia đình

Tiến sĩ Mary Alvord từ Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cho biết rằng khi bố hoặc mẹ căng thẳng và cáu kỉnh, trẻ có thể sẽ bỏ bữa ăn để tránh nói chuyện với bạn.

Để làm cho bữa tối trở nên vui vẻ trở lại, cô cũng khuyên mọi người nên viết ra những điều tích cực mà họ quan sát được về một thành viên khác trong gia đình và bỏ nó vào một cái giỏ ở giữa bàn ăn. Trong bữa ăn, hãy lấy những mẩu giấy đầy lời khen ra từ trong giỏ và đọc to chúng.  Tiến sĩ Alvord nói: "Điều này có thể giúp trẻ em mong đến giờ ăn, và giúp trẻ nhận ra những điểm tốt cụ thể ở bản thân thay vì chỉ khen ngợi chúng chung chung.”

4. Con bạn tự tách mình ra khỏi mọi người

Trong thời gian căng thẳng cao độ, một số trẻ em sẽ tự cách ly mình với những người khác. Chẳng hạn, trẻ lớn có thể tự nhốt mình trong phòng nhiều hơn, trong khi những đứa trẻ nhỏ hơn thì có thể ngừng đòi đi chơi với bạn.

Lúc này, điều bạn cần làm là trò chuyện với con, nói chuyện và tiếp tục nói chuyện thật cởi mở. Tiến sĩ Alvord khuyên các bố mẹ hãy nói to rằng: "Tôi sẽ đi tắm nước ấm và thư giãn một chút" để trẻ nghe thấy cách bạn đối phó với căng thẳng và làm theo.

Tương tự như vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đang là một tấm gương tốt cho các con. Nếu bạn là người ít suy nghĩ tích cực, ăn quá nhiều, rượu bia hay ngủ quá nhiều thì hãy thử áp dụng những thói quen lành mạnh hơn, như hít thở sâu, tập thể dục thường xuyên.


5. Bạn đang vật lộn trong công việc

Quên hạn chót hay làm hỏng một bài thuyết trình lớn? Stress có thể là thủ phạm, vì nó cướp đi khả năng tập trung trong khi làm việc của bạn. Tiến sĩ Alvord khuyên bạn nên xác định các vấn đề gây stress, chia sẻ với vợ/chồng để cả hai cùng nghĩ cách giải quyết. Nếu buổi sáng bận rộn khiến bạn căng thẳng, hãy thử chuẩn bị sẵn mọi thứ từ tối hôm trước.

6. Sức khỏe thể chất và tinh thần của mọi người không tốt

Bất kể tuổi tác, căng thẳng mãn tính sẽ gây tổn hại cho cơ thể của bạn. Trẻ nhỏ có thể bị đau dạ dày và gặp ác mộng, trong khi thanh thiếu niên thường bị đau đầu còn người lớn thì thường cảm thấy căng thẳng ở cổ, vai và lưng. Tất cả mọi người cũng sẽ gặp phải các vấn đề về giấc ngủ. Khi quá căng thẳng, hệ thống miễn dịch sẽ bị hạ thấp và khả năng mắc bệnh của bạn có thể tăng lên.

Bên cạnh việc đi ngủ sớm hơn, hãy nhớ thường xuyên rửa tay, tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Tiến sĩ Alvord cho biết các gia đình có thể loại bỏ căng thẳng bằng cách cùng nhau chơi các trò chơi vận động hay đánh cờ, xem phim hay đi dạo.

 

Ngọc Khánh/GĐTE- Nguồn: Parents

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.