THỨ HAI, NGÀY 20 THÁNG 05 NĂM 2024 08:35

9 thắc mắc phổ biến về phòng chống nCoV cho trẻ

07/02/2020 | 22:19
1. Trẻ em có dễ bị nhiễm virus Corona (nCoV) hay không?
 
Câu trả lời từ các chuyên gia y tế là “có”, tuy nhiên ghi nhận tại Trung Quốc đến nay   chưa có trường hợp nào ở trẻ bị nghiêm trọng hoặc gây tử vong. Các triệu chứng ở các ca nhiễm virus đều  nhẹ.
 
2. Virus viêm phổi Vũ Hán thường lây sang trẻ theo những cách nào?
 
Đường lây truyền chính vẫn là dịch tiết, nước bọt, dịch mũi do người mắc bệnh ho và hắt hơi khi tiếp xúc với trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày như ôm hôn, sờ mó khi bàn tay bị nhiễm bẩn.


Một ông bố Trung Quốc ẵm con bên ngoài nhà ga tàu hỏa ở thủ Bắc Kinh hôm 21/1/2020
 
3. Liệu sẽ sớm có vacxin chủng ngừa cho trẻ?
 
Mỗi loại vacxin được tiêm phòng trong các thời kì khác nhau và không nên quá lo lắng khi một số loại được tiêm ngừa trễ vài tuần.
 
Tuy nhiên, cũng có một số loại vacxin cần tuân thủ thời hạn tháng hoặc tuổi nghiêm ngặt và nên chủng ngừa trước thời hạn.
 
Riêng đối với những trẻ có nguy cơ cao do hay tiếp xúc với các nguồn lây bệnh dại hoặc uốn ván thì nên hoàn thành việc tiêm phòng càng sớm càng tốt.
 
4. Mẹ nhiễm nCoV cho con bú vẫn an toàn?
 
Các bà mẹ nên trang bị bảo hộ cá nhân, đeo khẩu trang khi cho con bú, rửa tay và giữ núm vú sạch sẽ. Nếu người mẹ bị nhiễm hoặc nghi nhiễm nCoV thì nên dừng và cách ly  khỏi em bé để đề phòng.


Người lớn không nên ôm hôn trẻ để phòng ngừa lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
 
5. Trẻ con vẫn có thể ăn thịt gà, vịt và cá?
 
Câu trả lời là “đương nhiên” nhưng hãy chắc chắn rằng, cá, thịt gà và thịt vịt đều được nấu chín. Ngoài ra, đặc biệt các bà mẹ không nên mớm thức ăn bằng miệng cho trẻ hoặc dùng miệng thổi để làm nguội thức ăn trước khi bón cho trẻ.
 
6. Cần đưa trẻ đến bệnh viện trong những tình huống nào?
 
Nếu trẻ bị ho, sốt và các triệu chứng khác, nhưng không nên vội vã đưa chúng ra ngoài ngay cũng như không cho tiếp xúc với bệnh nhân mà trước tiên cha mẹ hãy theo dõi nhiệt độ của trẻ và điều trị tại nhà.
 
Nếu nhiệt độ cơ thể không giảm và thấy trẻ có vẻ bị nặng hơn, khó thở, mệt mỏi và các triệu chứng khác thì nên đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để các chuyên gia y tế chẩn đooán và điều trị.
 
7. Có nên đeo khẩu trang cho bé?
 
Nói chung, trẻ nhỏ không nên đeo khẩu trang. Đặc biệt là đối với những loại khẩu trang chuyên dụng như N95 sẽ rất nặng và khó chịu, đôi khi còn có khả năng gây ngạt thở và các tình huống khó lường khác.


Hãy mạnh dạn từ bỏ thói quen mớm bón thức ăn 
 
8. Rửa tay cho trẻ thế nào?
 
Tại mọi thời điểm, nên dùng xà phòng sát khuẩn và rửa sạch bằng nước. Trong những trường hợp không thể rửa tay bằng nước, cha mẹ hãy luôn mang theo khăn giấy và nước rửa tay có cồn.
 
9. Làm thế nào để giúp trẻ né nCoV khi đi ra ngoài?
 
Nên ở nhà là tốt nhất. Nếu bạn phải ra ngoài hãy đeo khẩu trang và tự lái xe gia đình, cố gắng không sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Nếu đi trong khoảng cách ngắn thì lời khuyên là hãy đi bộ.

Theo Kim Long (Chinadaily)/nongnghiep.vn

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

6 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.