THỨ HAI, NGÀY 06 THÁNG 05 NĂM 2024 03:36

Bắc Giang tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em

20/12/2019 | 13:39

 
Dạy bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tại Lạng Giang.
 
Phòng, chống đuối nước trẻ em là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE), đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang đã tập trung cao công tác chỉ đạo về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em. Ngoài việc ban hành, triển khai thực hiện Kế hoạch số 1905/KH-UBND ngày 05/07/2016 của UBND tỉnh về triển khai Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh; Từ năm 2016 - 2019, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác này, cụ thể như: Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 05/7/2016 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em; Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 08/12/2017 về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/5/2019 về tăng cương công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Công văn số 1525/UBND-KGVX ngày 16/05/2018 về nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em…; Thành lập Ban điều hành và nhóm công tác liên ngành về BVCSTE cấp tỉnh, 10/10 huyện, TP và 230/230 xã, phường, thị trấn; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, từng cá nhân trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCS&GDTE), phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em. Đặc biệt, gắn chỉ tiêu giảm tỷ lệ trẻ em bị đuối nước vào nhiệm vụ khó của người đứng đầu cấp tỉnh, huyện, và cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em. 
 
Các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện công tác BVCS&GDTE, phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; Chú trọng xây dựng môi trường: Cộng đồng an toàn, Trường học an toàn, Gia đình an toàn phòng, chống tại nạn thương tích cho trẻ em. Nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng trẻ em bị đuối nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ năm 2017- 2019, các đơn vị, địa phương tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả như: Triển khai các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về BVCS&GDTE, về công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em bằng nhiều hình thức; tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em. Chỉ tính riêng Sở LĐTBXH Bắc Giang đã phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền hàng trăm tin, bài, phóng sự trên Đài, Báo tỉnh; mạng lưới loa truyền thanh cấp huyện, xã; tổ chức hàng trăm hội nghị truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, các lớp tập huấn nâng cao năng lực BVCSTE, phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em, kỹ năng bơi, cứu đuối... cho hàng nghìn đại biểu là cán bộ làm công tác BVCSTE ở cấp huyện, xã, thôn, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và cho chính trẻ em tham dự. 
 
Các địa phương đã tổ chức rà soát các khu vực có nguy cơ gây tai nạn, thương tích do đuối nước trên địa bàn như: giếng nước không sử dụng, các thùng, hố sâu chứa nước tưới cây, ao hồ, sông suối, các khu vực nước sâu nguy hiểm… và có biện pháp phòng ngừa kịp thời như: san lấp, đặt biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, làm rào chắn, tường bao xung quanh; Xây dựng, lắp đặt gần 200 bể bơi trong trường học và cộng đồng; hằng năm, tổ chức tập huấn kỹ thuật bơi, cứu đuối học sinh ngay trong nhà trường, tiêu biểu là hai huyện Lục Nam và Yên Dũng có 100% trường Tiểu học có bể bơi.
 


Tập huấn về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Lục Nam.
 
Bên cạnh các hoạt động nêu trên, tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em tại các địa phương. Công tác kiểm tra đã có sự phối hợp, vào cuộc của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Sở LĐTBXH đã chủ trì tổ chức 49 cuộc kiểm tra, giám sát về công tác BVCSTE,  phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em; trong đó có 38 cuộc kiểm tra tra liên ngành (LĐTBXH, GD&ĐT, Y tế, Hội LHPN tỉnh, Tỉnh đoàn thanh niên, Sở Nội vụ). Hội LHPN tỉnh tổ chức 10 cuộc giám sát việc triển khai thi hành pháp luật về BVCSTE; Sở Tư pháp tổ chức 10 cuộc kiểm tra thi hành pháp luật về BVCS&GDTE. Đặc biệt tổ chức 07 cuộc kiểm tra tìm hiểu vụ việc trẻ em bị đuối nước tại địa phương ngay sau khi nhận được thông tin; Sau kiểm tra, đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh phê bình 01 chủ tịch UBND huyện để xảy ra vụ việc trẻ em bị đuối nước tập thể nghiêm trọng tại địa phương.
 
Với sự tham gia vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trong tỉnh đối với công tác BVCSTE, phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em; tình trạng trẻ em bị đuối nước ở Bắc Giang đã giảm dần qua các năm: Tính đến nay, tỉnh Bắc Giang có 22 trẻ em bị tai nạn thương tích làm tử vong 18 em, trong đó, có 14 em tử vong do đuối nước (giảm 04 em so với cùng kỳ năm 2018 và giảm 56 em so với năm 2017). 

Trong thời gian tới, để giảm thiếu tối đa số trẻ tử vong do tai nạn thương tích, đặc biệt là tử vong do đuối nước, tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động BVCSTE nói chung và phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em nói riêng; Chủ động phòng ngừa trẻ em bị tai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước, xây dựng môi trường bảo đảm an toàn cho trẻ em...
Năm 2017, toàn tỉnh Bắc Giang có 79 em tử vong do tai nạn thương tích trong đó 70 em tử vong do đuối nước. Năm 2018, có 22 em tử vong do tai nạn thương tích, trong đó có 18 em tử vong do đuối nước (giảm 52 em). Năm 2019, có 18 em tử vong do tai nạn thương tích, trong đó có 14 em tử vong do đuối nước (giảm 04 em). Để có được kết quả trên là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể, địa phương trên địa bàn Bắc Giang.
 

Phương Anh/GĐ&TE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.