THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 07:38

Bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai trong mùa hè

05/07/2018 | 16:41

 

 
 Bác sĩ Nguyễn Thị Mộng Anh đang khám thai cho phụ nữ mang thai. Ảnh: T.H
 
? Xin chào bác sĩ! Mới có bầu được 6 tuần nhưng tôi đã cảm thấy nghén kinh khủng, lúc nào cũng thấy khó chịu, chóng mặt như người say tàu xe; luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, ăn không thấy ngon, uống sữa vào lại bị chướng bụng đầy hơi, sợ đồ tanh, đồ xào rán… Xin bác sĩ cho biết tôi cần phải làm gì để vượt qua giai đoạn ốm nghén? (Hoàng Thị Thảo, huyện Na Rì, Bắc Kạn)
 
Trả lời:
 
Chị nên ăn ít một, chia ra nhiều bữa nhỏ, ăn thức ăn hơi nguội, ít mùi vị, dễ tiêu. Nếu nghén quá, không thể ăn được thì có thể bổ sung thêm sữa ấm, sữa chua, pho mát làm từ sữa đã gạn kem để không bị cảm giác buồn nôn. Lưu ý: Đừng để bụng đói quá lâu trong ngày, sẽ càng khiến bạn dễ bị nghén hơn.
 
Hiện nay, tại các bệnh viện phụ sản uy tín trên cả nước đã có thuốc điều trị hội chứng nghén. Có nhiều nhóm thuốc điều trị hội chứng nghén, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi tác dụng phụ. Do đó, cần khám và kê đơn cụ thể của bác sĩ.
 
? Xin bác sĩ cho biết làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ mang thai trong mùa hè? (Nguyễn Minh Trang, đường Nguyễn Thái Học, Hà Đông, Hà Nội)
 
Trả lời:
 
Những ngày hè trời oi nóng chính là một trong những "khắc tinh" của phụ nữ mang thai. Nếu không lưu ý đến việc chăm sóc, phụ nữ mang thai rất dễ bị mệt mỏi, say nắng, cảm sốt... Chị hãy lưu ý những điều dưới đây để có thể chăm sóc tốt cho sức khỏe mình. 
 
Chú ý bổ sung nước thường xuyên: Thông thường, phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều nước hơn so với người bình thường. Nếu như bình thường, người trưởng thành cần khoảng 2 lít nước mỗi ngày, nhu cầu của phụ nữ mang thai có thể lên đến 2,5 - 3 lít. Tuy nhiên, nếu trong ngày nắng nóng và mẹ bị đổ mồ hôi nhiều thì nên tăng thêm lượng nước.
 
Ngoài nước lọc, phụ nữ mang thai còn có thể bổ sung nước cam, nước mía, các loại nước trái cây nhưng nên chú ý chọn loại ít đường. 
 
Chọn những giờ khám thai phù hợp: Việc chăm sóc phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ không thể thiếu những buổi khám thai định kỳ. Tuy nhiên, bên cạnh việc đảm bảo khám thai đúng lịch hẹn, phụ nữ mang thai còn cần chú ý đến điều kiện thời tiết. Những ngày hè, trời có thể rất nóng bức, cũng có thể đổ mưa ào ạt. Trước khi đến hẹn khám thai, nên lưu ý những điều này để tránh gặp bất lợi, chẳng hạn như nắng nóng làm mất nước, mệt mỏi hoặc bị mắc mưa dễ dẫn tới cảm lạnh.
 
Chị có thể mang theo khăn mặt, nước uống khi đi khám thai để rửa mặt, uống bù nước làm mát cơ thể trong thời gian chờ đợi. Ngoài ra, nên áp dụng một số biện pháp như:
 
- Đặt số thứ tự khám thai trước để không phải chờ đợi lâu.
 
- Chọn giờ khám thai ngoài giờ ở các bệnh viện phụ sản lớn để có thể đến vào buổi chiều mát.
 
Dùng máy lạnh: Máy lạnh và các thiết bị làm mát là lựa chọn lý tưởng để hạ nhiệt cho phụ nữ mang thai trong mùa hè. Tuy nhiên, việc liên tục đi vào phòng máy lạnh rồi lại ra ngoài nhiệt độ tự nhiên sẽ khiến mẹ dễ bị cảm. Vì vậy, khi đã sử dụng máy lạnh, chị không nên đi ra ngoài nhiều. Nếu từ bên ngoài trở về nhà, muốn vào phòng máy lạnh, nên lau sạch mồ hôi, đứng một lúc cho cơ thể hạ nhiệt rồi mới bước vào môi trường máy lạnh. Nếu chị không quen chịu lạnh, nhiệt độ lý tưởng ở trong phòng nên là từ 27 đến 28 độ C.
 
Đảm bảo dinh dưỡng cân bằng: Thời tiết nóng bức, ngột ngạt của mùa hè có thể làm đẩy nhanh quá trình mất nước của cơ thể. Lúc này, chị nên tăng cường uống nước. Nhưng cần chú ý là không uống nước lạnh hoặc nước đá mà chỉ nên uống nước ấm để tránh ho và viêm họng. Ngoài ra, một số sản phẩm sữa bổ sung dành cho các phụ nữ mang thai chứa nhiều probiotics cũng có tác dụng tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.
 
Tăng cường luyện tập, quan tâm tới giấc ngủ: Một giấc ngủ “chất lượng” giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa sự xâm nhập của các virus gây bệnh vào cơ thể.
 
 
Phụ nữ mang thai nên kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học, kết hợp với việc tập luyện yoga nhẹ nhàng để cuộc “vượt cạn” được “mẹ tròn con vuông”. Ảnh: KT
 
? Tôi đang có bầu 4 tháng, xin bác sĩ cho biết những loại thực phẩm phụ nữ mang thai nên tránh? (Nguyễn Minh Trang, đường Nguyễn Thái Học, Hà Đông, Hà Nội)
 
Trả lời:
 
Trong quá trình mang thai, về nguyên tắc chung, chị tuyệt đối không nên ăn bất kỳ loại thực phẩm, rau còn sống hoặc tái chín, đồ ăn béo, chiên rán, nhóm thức ăn nhanh... sẽ không an tốt và an toàn cho phụ nữ mang thai. Hơn nữa, trong tất cả các loại thịt sống bao gồm: thịt lợn, bò, gia cầm… đều có chứa các loại vi khuẩn coliform, toxoplasmosis, và salmonella… cũng rất có hại cho phụ nữ mang thai. 
 
Ngoài ra, chị cần tránh xa những thực phẩm thông dụng nhưng rất không tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi: 
 
Đu đủ xanh, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, các loại củ đã lên mầm, trái dứa, măng tươi, nhãn và những loại trái cây có tính nóng, củ khoai mì (củ sắn), củ dền, cà phê, đồ uống có cồn, thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn, cá chứa thủy ngân, rau ngải cứu...

Minh Anh (thực hiện)/TC GĐ&TE

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.