THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 02:11

Bé gái 13 tuổi nhập viện do uống nhiều nước ngọt mỗi ngày

20/02/2022 | 07:18
Tin từ Bệnh viện Nhi Đồng TP. HCM cho biết, một bé gái 13 tuổi phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Nguyên nhân được xác định do bệnh nhi có thói quen uống mỗi ngày một chai nước ngọt (loại 1,5 lít).
Uống nhiều nước ngọt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ em.

Uống nhiều nước ngọt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ em.

Mắc bệnh do thói quen

Thời điểm nhập viện, bé M.T. có biểu hiện sốc mất nước, tái nhợt và không tỉnh táo. Gia đình cho biết, bé M.T. có thói quen uống nước ngọt. Mặc dù gia đình đã khuyên ngăn nhưng cũng chỉ hạn chế được một phần và bé bắt đầu có biểu hiện tăng cân.

Kỳ nghỉ Tết vừa qua, bé được gia đình đưa về quê chơi. Trong những cuộc vui, bé M.T. đã thoải mái uống nước ngọt theo sở thích, ước tính mỗi ngày khoảng 1,5 lít nước ngọt các loại. Sau kỳ nghỉ Tết, gia đình trở lại TP. HCM, bệnh nhi bắt đầu than mệt, liên tục khát nước, tiểu nhiều. Chỉ trong 3 ngày, bé đã sụt 10kg, chán ăn nhưng lại được gia đình cho uống nhiều nước ngọt, không kiểm soát mỗi khi bé than mệt nhiều.

Mẹ bé M.T. cho biết, đỉnh điểm ngày trở nặng bé đã uống hết cả một thùng trà xanh C2. Bên cạnh đó, bé còn uống thêm 5 bịch cà phê gói pha, và 2 trái dừa tươi. Tuy nhiên, càng uống nhiều nước ngọt bé càng than mệt nhiều hơn, không có dấu hiệu phục hồi.

Ngày 14/2, thấy con nằm vật vã rồi lơ mơ, người mẹ mới hốt hoảng đưa vào bệnh viện địa phương xét nghiệm. Kết quả cho thấy, trẻ đã rơi vào tình trạng nhiễm toan ceton rất cao trong máu do bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Chỉ số đường huyết ghi nhận lên tới hơn 1.500mg/dl cho thấy bệnh nhi đang đối mặt với biến chứng hôn mê và nhiễm trùng đe dọa tính mạng.

Ngay lập tức bé được chuyển đến bệnh viện nhi đồng thành phố ngay trong đêm để được điều trị chuyên môn sâu. Sau 2 ngày cấp cứu và điều trị tích cực, bệnh nhi mới thoát khỏi tình trạng mê man, từng bước vượt qua những biến chứng nguy hiểm, sức khỏe dần bình phục.

Sau khi được điều trị tích cực, sức khoẻ của bé M.T. đã dần hồi phục.

Sau khi được điều trị tích cực, sức khoẻ của bé M.T. đã dần hồi phục.

Từ trường hợp trên, bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng TP. HCM cảnh báo, nước ngọt là món khoái khẩu của hầu hết trẻ em. Tuy nhiên, uống nhiều nước ngọt sẽ gây ra những hậu quả khó lường cho sức khỏe, trong đó có bệnh lý ĐTĐ. Bệnh ĐTĐ thường không biểu hiện ngay mà âm thầm tiến triển, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo BS. Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền, BV Nhi T.Ư cho biết, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ngày càng tăng và biểu hiện tăng rõ ở tuổi trưởng thành. Trẻ em chủ yếu mắc ĐTĐ type 1, còn một tỷ lệ nhỏ là type 2. Từ năm 2013 tới nay, con số ĐTĐ type 1 tăng lên 3 - 4 lần so với trước, còn ở type 2 cũng bắt đầu tăng ở trẻ em vì tỷ lệ mắc béo phì quá nhiều. Ngoài ra, một số trẻ nhỏ mắc bệnh do có lối sống sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học, ít vận động và ngồi tĩnh tại quá nhiều…

Biểu hiện của trẻ khi bị đái tháo đường Bệnh ĐTĐ không phải là loại bệnh phổ biến hay gặp ở trẻ em, do đó rất dễ bị nhầm lẫn bởi một số bệnh lý thông thường khác có các biểu hiện tương tự. Do đó khi trẻ có các biểu hiện sau đây, cha mẹ nên theo dõi và cho con đi thăm khám sớm để được chẩn đoán đúng và có biện pháp xử trí kịp thời.

Khát nước: trẻ uống nhiều nước hơn bình thường và không có cảm giác dịu cơn khát.

Mệt mỏi: trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi kéo dài.

Giảm cân: trẻ sút cân nhanh không rõ nguyên nhân.

Thường xuyên đi tiểu: trẻ lớn sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên; đối với trẻ nhỏ thường xuyên đái dầm; ở trẻ sơ sinh có thể thấy bỉm nặng hơn bình thường. Ngoài ra, trẻ có thể có các triệu chứng đau bụng, đau đầu.

Điều trị bệnh ĐTĐ ở trẻ em

Trẻ bị ĐTĐ cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên và duy trì đường huyết ổn định, định kỳ mỗi 2 tháng một lần kiểm tra chỉ số HbA1C, xét nghiệm ceton nước tiểu.

Việc điều trị ĐTĐ ở trẻ em không hề đơn giản vì ngoài việc dùng thuốc, trẻ cần phải duy trì một chế độ ăn kiêng khem để đảm bảo lượng đường huyết trong cơ thể ở trẻ ở mức ổn định. Việc thiết lập một chế độ ăn kiêng nghiệm ngặt đối với trẻ thường khó hơn so với người lớn vì trẻ nhỏ cần năng lượng để phục vụ cho quá trình phát triển của con.

Ngoài ra nếu điều trị ĐTĐ không đúng cách, sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như hạ đường huyết gây ảnh hưởng đến não bộ của trẻ, làm giảm sự phát triển của não bộ dẫn đến giảm trí thông minh và thị lực của bé. Do đó việc phòng bệnh ĐTĐ ở trẻ là việc làm vô cùng cần thiết mà ba mẹ nên thực hiện cho trẻ.

Giúp trẻ phòng ngừa bệnh ĐTĐ

Để phòng bệnh ĐTĐ ở trẻ em, cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ hợp lý như: hạn chế đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo như: đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà… tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả, chất đạm.

Tăng cường vận động, cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, luyện tập thể dục thể thao như chạy bộ, đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ… Cho con đi thăm khám sức khỏe định kỳ để đo lượng đường huyết trong cơ thể và có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Bệnh ĐTĐ ở trẻ em là bệnh mạn tính và cần điều trị trong thời gian dài. Nếu phòng và điều trị bệnh tốt, trẻ vẫn phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa biến chứng cấp xuất hiện và làm chậm lại quá trình xảy ra các biến chứng.

XQ
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Lễ ra quân, trao học bổng các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2021–2022

Lễ ra quân, trao học bổng các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2021–2022

2 năm trước

Sáng 18/2, tại Hà Nội, trường THPT Chuyên – Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức lễ ra quân và trao học bổng các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2021 – 2022.
Nghệ An: Nữ sinh lớp 9 mất tích bí ẩn

Nghệ An: Nữ sinh lớp 9 mất tích bí ẩn

2 năm trước

Từ mùng 3 Tết, nữ sinh ở Nghệ An bỏ nhà đi mà không liên lạc với gia đình. Người thân lo lắng đi tìm kiếm 15 ngày qua nhưng vẫn chưa thấy.
Hà Nội hoãn học trực tiếp với học sinh lớp 1-6 nội thành

Hà Nội hoãn học trực tiếp với học sinh lớp 1-6 nội thành

2 năm trước

Chiều 18/2, UBND Hà Nội quyết định hoãn kế hoạch học trực tiếp từ ngày 21/2 với học sinh tiểu học và lớp 6 đến khi có thông báo mới.
4 Bộ cùng phối hợp vì sự phát triển toàn diện trẻ em

4 Bộ cùng phối hợp vì sự phát triển toàn diện trẻ em

2 năm trước

Chiều ngày 17/02/2022, tại trụ sở Bộ LĐ-TB&XH đã diễn ra Lễ ký kết Quy chế phối hợp liên ngành về thực hiện “Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu...