THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 05:25

Bộ GD&ĐT phủ nhận số liệu về trình độ đại học, cao đẳng thất nghiệp

13/10/2022 | 06:54
Ngày 11/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phủ nhận về số liệu chưa chính xác tại hội thảo “Hướng nghiệp suốt đời" được tổ chức trước đó.

Trước đó, ngày 8/10, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức hội thảo “Hướng nghiệp suốt đời - Gắn kết gia đình, nhà trường, người học, người lao động và doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0”.

Bộ GD&ĐT cho rằng, thông tin về hội thảo được đăng tải trên một số báo, trong đó có một số số liệu không được diễn giải đầy đủ, thiếu chính xác, gây hiểu lầm cho mọi người, ảnh hưởng tới giáo dục đại học và cao đẳng.

Vì thế, Bộ GD&ĐT làm rõ như sau: Trong phần trình bày và diễn giải của PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) có nêu “Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thất nghiệp chiếm tỉ lệ 30,8%”. Đây là thông tin không chính xác.

Lý giải về điều này, Bộ GD&ĐT nêu: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tại báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra phức tạp, lực lượng lao động cả nước có khoảng 54,84 triệu người, trong đó có hơn 1,2 triệu người thất nghiệp (tương ứng 2,18%). Trong số 1,2 triệu người thất nghiệp, số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 30,8%, tức là khoảng 369.600 người.

Trong tổng số lao động của Việt Nam năm 2020, số người có trình độ đại học trở lên chiếm 11,1% và số người có trình độ cao đẳng chiếm 3,8%, tổng cộng tương đương 8,17 triệu người. Như vậy, nếu theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2020, thì tỉ lệ người lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thất nghiệp là 4,85%, không phải là 30,8% như phần trình bày và diễn giải trong hội thảo.

Bộ GD&ĐT khẳng định: Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực đã cung cấp thông tin báo chí và báo cáo tại Hội thảo một số thông tin, số liệu không phản ánh đúng bản chất, không đảm bảo độ tin cậy và không có tính đại diện cho hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng về tình hình sinh viên làm việc đúng ngành nghề đào tạo (nguồn thông tin khảo sát, phương pháp xử lý dữ liệu, mẫu nghiên cứu khảo sát từ một khảo sát trên diện hẹp của một nhóm khảo sát độc lập).

Mặt khác, Bộ GD&ĐT cho rằng, khi khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp cần làm rõ các ngành đào tạo của giáo dục đại học khác với ngành nghề kinh tế - xã hội. Ví dụ, sinh viên tốt nghiệp ngành Toán hay Khoa học máy tính có thể làm ở bất cứ ngành nghề nào trong xã hội có ứng dụng toán hay khoa học máy tính. Vì vậy, việc đặt câu hỏi khảo sát sinh viên tốt nghiệp về việc làm đúng ngành nghề hay không rất dễ gây ra nhiều cách hiểu khác nhau và không cho kết quả tin cậy. Cách tiếp cận thông dụng trên thế giới là khảo sát sự phù hợp về trình độ chuyên môn của người tốt nghiệp với vị trí việc làm.  

Bộ GD&ĐT đang triển khai hợp tác với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để kết nối cơ sở dữ liệu giáo dục đại học với thông tin vị trí việc làm, khi hoàn thành sẽ cung cấp cho xã hội các thông tin tin cậy về tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp các trường đại học.

Bộ GD&ĐT đã có văn bản đề nghị PGS. TS Trần Thành Nam đính chính thông tin, đồng thời, chấn chỉnh, nhắc nhở Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với những vấn đề nêu trên.

Các diễn giả tham dự hội thảo “Hướng nghiệp suốt đời - Gắn kết gia đình, nhà trường, người học, người lao động và doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0”.

Các diễn giả tham dự hội thảo “Hướng nghiệp suốt đời - Gắn kết gia đình, nhà trường, người học, người lao động và doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0”.

Ngay trong ngày 11/10, PGS. TS Trần Thành Nam đã công khai xin lỗi và thừa nhận có sự nhầm lẫn, dẫn tới hiểu sai về số liệu trên.

PGS. TS Trần Thành Nam gửi lời xin lỗi đến Bộ GD&ĐT vì những tổn thương tinh thần không nên có. Ông cũng xin lỗi các phóng viên báo chí và quý độc giả. "Đây là sơ suất nghề nghiệp và là bài học kinh nghiệm sâu sắc của tôi, cũng là trường hợp điển hình từ câu chuyện cá nhân mà tôi có thể chia sẻ với các thế hệ sinh viên về sự cẩn trọng trong mỗi phát ngôn, sự từ tâm - không gây hại dẫu chỉ vô ý và "tinh thần tự nhiệm" khi tham gia phục vụ cộng đồng", PGS. TS Trần Thành Nam viết trên Facebook cá nhân.

Khánh Linh
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

5 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Mẹ đừng 'ôm' việc nuôi dạy con từ A-Z, hãy yên tâm giao bố những điều này!

Mẹ đừng "ôm" việc nuôi dạy con từ A-Z, hãy yên tâm giao bố những điều này!

1 năm trước

Có nhiều việc nuôi dạy con mà bố làm sẽ tốt hơn so với mẹ, nên mẹ hãy yên tâm mà giao phó cho bố nhé.
4 điều nên khuyến khích trẻ làm để thông minh hơn

4 điều nên khuyến khích trẻ làm để thông minh hơn

1 năm trước

Ngoài yếu tố bẩm sinh, chỉ số IQ của trẻ cũng rất cần được trau dồi, đặc biệt là ở những thời kỳ đỉnh cao về phát triển IQ.
Phẫu thuật thành công, bảo toàn được ngón tay bị đứt gần rời cho bé trai 7 tuổi

Phẫu thuật thành công, bảo toàn được ngón tay bị đứt gần rời cho bé trai 7 tuổi

1 năm trước

Vừa qua, các bác sĩ khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thành công trong việc bảo toàn ngón IV-V của bàn tay trái cho bé trai 7 tuổi (Quảng Ninh) bị đứt gần rời.
Giải cứu thành công một thiếu niên bị lừa đi làm việc tại Campuchia

Giải cứu thành công một thiếu niên bị lừa đi làm việc tại Campuchia

1 năm trước

Ngày 11/10, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Tổ chức trẻ em Rồng Xanh giải cứu,...