THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 01:45

“Bố Sâu” Lê Xuân Đức chia sẻ về cách đồng hành cùng con trong giai đoạn giãn cách

13/11/2021 | 22:18
Bố mẹ hãy trang bị cho các con những kĩ năng sống, kĩ năng mềm, kĩ năng giao tiếp giúp chăm sóc sức khoẻ tinh thần và thể chất cho con trong mùa dịch.
Bé Sâu và anh Lê Xuân Đức, bố bé Sâu. (Ảnh: Facebook Bố Con Sâu).

Bé Sâu và anh Lê Xuân Đức, bố bé Sâu. (Ảnh: Facebook Bố Con Sâu).

Anh Lê Xuân Đức – Chủ Facebook Bố Con Sâu là một người bố trẻ có con trai đang là học sinh lớp 1. Khi con chuẩn bị nhập học vào lớp 1, gia đình anh cũng lo lắng vì con chưa có trải nghiệm gì ở trường lớp với thầy cô, bạn bè mà đã phải học online tại nhà. 

Anh Đức cho biết: Đối với các bạn nhỏ, trước khi dịch bệnh xảy ra, các con có thể gặp gỡ bạn bè, vui chơi nhưng giờ lại chỉ ở nhà. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của các con. Đồng thời, trong thời gian giãn cách, khi chúng ta ở nhà và tiếp xúc với nhau quá nhiều, sẽ có rất nhiều những xung đột, tranh cãi xảy ra, ví dụ như khi con học không tập trung, bố mẹ nhìn thấy vậy sẽ bực bội, quát mắng con và bố mẹ cũng sẽ dễ cãi nhau, gây ảnh hưởng đến các con. Hiện nay, con anh Đức cũng đã sắp kết thúc học kỳ 1 và tình hình cũng bắt đầu ổn hơn.

Nói thêm về phương pháp đang áp dụng để đồng hành cùng con, anh Lê Xuân Đức chia sẻ: Khi ở nhà với con, bố mẹ thay phiên nhau để quan sát con. Ở nhà mình, mình cũng thử rất nhiều cách để bạn Sâu có thể giao lưu nhiều hơn với bố mẹ cũng như vận động cơ thể như hai bố con sẽ cùng hít đất, tập thể dục, trượt patin… Trên trang Facebook Bố Con Sâu, nơi chuyên đăng tải nội dung giải trí phù hợp cho gia đình với gần 300.000 lượt theo dõi, gia đình anh Lê Xuân Đức, chị Trà Nguyễn và bé Sâu từng chia sẻ về ý tưởng lắp thanh xà đu.

“Đây là một trò chiếm ít diện tích mà các bạn nhỏ có thể chơi tạm khi không được chảy nhạy bên ngoài đồng thời giúp con dẻo dai, tăng chiều cao” anh Đức chia sẻ.

Bố mẹ bé Sâu cũng lưu ý các phụ huynh khác về việc gắn thanh xà vào hai bên tường hoặc gỗ tự nhiên thay vì gỗ ép, bởi gỗ ép có độ co dãn nên xà có thể rơi ra trong lúc đu, nhắc con đu theo hướng thanh xà được vặn chặt để tránh vừa đu vừa vặn lỏng thanh xà, đặt ở chiều cao phù hợp, vừa đủ để khi các bé đứng kiễng chân là đã có thể bám vào xà...

Bác sỹ Mai Xuân Phương (trái) và anh Lê Xuân Đức chia sẻ về cách chăm sóc sức khoẻ tinh thần và thể chất cho trẻ em trong mùa dịch.

Bác sỹ Mai Xuân Phương (trái) và anh Lê Xuân Đức chia sẻ về cách chăm sóc sức khoẻ tinh thần và thể chất cho trẻ em trong mùa dịch.

“Hãy để con được làm những thứ con hứng thú trước để tinh thần con luôn hào hứng, phấn chấn trong suốt thời gian học, sau đó mới làm những việc con ít hứng thú hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tiếp sức cho các con bằng cách trong lúc con học, bố mẹ có thể pha một cốc nước, chuẩn bị phần ăn nhẹ để con có được sức lực và tinh thần tỉnh táo trong quá trình học tập”, anh Đức bày tỏ quan điểm.

Hãy đồng hành cùng con và chú trọng, quan tâm con về cả thể chất lẫn tinh thần để con vẫn có thể phát triển toàn diện, tích cực trong thời kỳ dịch bệnh.

Anh cũng cho rằng, không nên bắt trẻ "đoạn tuyệt" với smartphone. Trước thực trạng nhiều trẻ xem YouTube vô độ, bằng kinh nghiệm của mình, bố mẹ bé Sâu hướng dẫn cha mẹ cách quản lý con dùng YouTube và các thiết bị thông minh. Đó là việc trao đổi với con về thời gian được xem, ví dụ ngày trong tuần chỉ được xem 15 phút các nội dung hữu ích, có tính giáo dục...

Ngoài ra, trước khi con xem cần đặt chuông báo, để khi không có bố mẹ không hoặc đang bận làm việc khác, con biết giờ xem TV, điện thoại của mình đã hết.

Bên cạnh đó, khi trẻ đang xem một video ngắn thì bố mẹ nên giao hẹn với con là xem hết thì tắt, đừng nên quá cứng nhắc, cứ hết giờ là tắt vì con đang rất hào hứng với diễn biến trong video.

"Đối với video dài thời lượng lớn hơn 30 phút thì bố mẹ thường thông báo còn 5 phút nữa, 2 phút nữa để con biết là sắp hết giờ và chuẩn bị tâm lý. Nếu bố mẹ đột ngột tắt đi sẽ làm con bị cắt ngang và thường phản ứng lại," chị Trà (mẹ bé Sâu) chia sẻ.

Đồng tình với “bố Sâu”, Bác sỹ Mai Xuân Phương cũng gợi ý cho bố mẹ những kỹ năng cần thiết để chăm sóc sức khoẻ tinh thần và thể chất cho con trong mùa dịch như: Bố mẹ hãy trang bị cho các con những kĩ năng sống, kĩ năng mềm, quan trọng nhất là kĩ năng giao tiếp: làm quen và tạo mối quan hệ, quan sát, sử dụng ngôn ngữ không lời, phản hồi, khích lệ và động viên, kĩ năng thành thật, không nói dối, từ chối lịch sự, lắng nghe, tổng hợp, nói và thuyết trình. Những kĩ năng này sẽ giúp em dễ dàng thích nghi và tương tác với các bạn kể cả trong giai đoạn giãn cách.

Đã có cơ sở khoa học cho thấy nếu phải giãn cách hơn 14 ngày thì ai cũng có thể gặp ảnh hưởng về tinh thần. Trẻ em dưới 10 tuổi nằm nhóm đối tượng dễ stress hơn vì các em chưa đủ năng lượng để kiểm soát cảm xúc, chưa biết tự điều phối và hướng mối quan tâm của mình vào các kế hoạch cá nhân với mục tiêu, hoạt động cụ thể.

Vi Hương
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ độ tuổi mầm non phát triển toàn diện

Dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ độ tuổi mầm non phát triển toàn diện

2 năm trước

Độ tuổi mầm non, trẻ có sự phát triển ấn tượng cả về thể chất, trí tuệ, vận động. Việc xây dựng và chăm sóc chế độ dinh dưỡng hợp lý ở độ tuổi này có vai trò rất quan...
Thư viện đặc biệt cho trẻ em “xóm phao”

Thư viện đặc biệt cho trẻ em “xóm phao”

2 năm trước

30 năm qua ông Nguyễn Đăng Được ở “xóm phao” bãi giữa sông Hồng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP. Hà Nội đã thành lập thư viện sách rất đặc biết cho trẻ em nơi đây. Đến nay,...