THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 04:04

Bỏ túi 5 bí quyết tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ trong trạng thái bình thường mới

14/11/2021 | 09:31
Hiện nay, tình trạng “bình thường mới” vẫn còn là bài toán khó mà các chuyên gia y tế và cả xã hội đang phải đối diện và bước qua. Chính vì vậy, mọi người nên tiếp tục giữ gìn sức khỏe, đồng thời nghiêm túc phòng dịch, chống dịch mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt, trẻ em là một trong những đối tượng cần được quan tâm và hỗ trợ vào thời điểm này nhất bởi các bé vẫn chưa đủ khả năng để tự bảo vệ, chăm sóc cho bản thân một cách đúng đắn.
Phụ huynh nên giúp bé có bữa ăn khoa học, đủ chất và có chế độ sinh hoạt, vận động phù hợp để tăng sức đề kháng trong điều kiện bình thường mới hiện nay. Ảnh ST

Phụ huynh nên giúp bé có bữa ăn khoa học, đủ chất và có chế độ sinh hoạt, vận động phù hợp để tăng sức đề kháng trong điều kiện "bình thường mới" hiện nay. Ảnh ST

1. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức đề kháng cho trẻ em. Khi phụ huynh xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng cho trẻ thì các em cũng sẽ sở hữu hệ miễn dịch khỏe mạnh và có thể "đánh bay" mọi vi khuẩn, bệnh tật.

Phụ huynh nên cho trẻ ăn đa dạng các nhóm thực phẩm :  

- Các loại rau củ quả nên ăn đa dạng, thay bữa nay rau này mai củ khác, nhưng không nên ăn khoai tây nhiều vì khoai tây làm tăng lượng đường trong máu.

- Trái cây nên ăn nhiều loại, nên ăn nguyên hoặc cắt nhỏ, ăn cả xác trái cây vẫn tốt hơn nước ép vì xác trái cây là chất xơ cần thiết, hơn nữa khi ăn nhai nước bọt sẽ giúp trái cây mau tiêu hóa hơn. Hạn chế tối đa nước ép trái cây đóng hộp.

- Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, còn nguyên cám càng tốt hơn xay trắng.

- Nên ăn cá, gà, các loại đậu, hạt dưới nhiều hình thức chế biến. Hạn chế thịt đỏ.

- Nên cho trẻ ăn dầu ăn, có thể chế biến hoặc trộn ít dầu mè, dầu đậu phộng .v.v… vào mỗi bữa ăn của trẻ.

- Nên uống nước lọc, hạn chế tối đa nước ngọt có ga.

1b

2. Một môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát thường đồng nghĩa với việc các loại mầm bệnh không thể "làm tổ", "trú ngụ" ở đó. Phụ huynh có thể thường xuyên cùng con dọn dẹp nhà cửa, tập cho trẻ thói quen vệ sinh thân thể... để đảm bảo con em mình luôn được sống trong bầu không khí trong sạch, thoáng đãng. Ngoài giờ học, phụ huynh nên tập cho trẻ làm việc nhà tùy theo độ tuổi, điều này cũng giúp cho trẻ vận động và chủ động tự lập trong cuộc sống về sau.

2a

3. Không còn nghi ngờ gì nữa, thể chất mạnh khỏe là "chìa khóa" để tăng đề kháng vô cùng hữu hiệu. Hãy tập cho trẻ thói quen rèn luyện thân thể mỗi ngày để giúp trẻ vừa có dịp phát triển bản thân, vừa có dịp xây dựng hệ thống miễn dịch vững chắc dành cho mình. Trong đó:

- Trẻ từ 3-5 tuổi: ít nhất được chạy nhảy chơi đùa từ 3 giờ mỗi ngày

- Trẻ từ 6-17 tuổi: ít nhất mỗi ngày dành 1 tiếng tập các bài tập tăng nhịp tim và căng cơ mỗi ngày. Có thể chạy xe đạp, đá banh…

home (3) (1)

4. Giấc ngủ là nhân tố quan trọng trong việc củng cố, cải thiện sức đề kháng, đặc biệt là đối với trẻ em. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ để tránh những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của trẻ. Tùy theo độ tuổi:

- Trẻ sơ sinh : 0-3 tháng ngủ 14-17 giờ/ngày

- Trẻ nhũ nhi 4 -17 tháng ngủ 12-16/ ngày

- Trẻ nhỏ 1- 4 tuổi ngủ 10-14 giờ/ ngày

- Thanh thiếu niên 8-12 giờ/ngày

Một “bí mật” nữa được các nhà khoa học tiết lộ là trẻ nên ngủ sớm từ 9 giờ tối là lý tưởng nhất. Xương ở trẻ được dài ra lý tưởng nhất là trong khoảng thời gian từ 9 giờ -11 giờ tối!

4a

5. Bên cạnh đó, để có hệ miễn dịch tốt, bé cần một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Một trong những cách để giúp trẻ sở hữu bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh là lựa chọn được loại men vi sinh phù hợp. Vì thế, phụ huynh nên tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng và trang bị sẵn sàng tại nhà những sản phẩm men vi sinh cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ...

5a
Can Khương
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Cần đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ, chăm sóc trẻ em

Cần đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ, chăm sóc trẻ em

2 năm trước

Là khẳng định của các đại biểu tại Hội thảo “Tạo xu hướng, dẫn dắt thay đổi – Dấu ấn doanh nghiệp trách nhiệm trong đại dịch Covid-19”. Hội thảo nhận định, câu chuyện...
Báo động gia tăng tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tại Việt Nam

Báo động gia tăng tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tại Việt Nam

2 năm trước

Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020.
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

2 năm trước

Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh việc bảo vệ trẻ em trước thông tin xấu độc trên mạng còn cần chung tay của cả gia đình và cộng đồng.