THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 05 NĂM 2024 12:49

Bước cải tiến đột phá cho khởi trị insulin tại Việt Nam

23/04/2019 | 09:15
Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang phải gánh chịu áp lực từ sự gia tăng số người mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng. Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017 toàn thế giới có 424,9 triệu người bị bệnh đái tháo đường (ở độ tuổi từ 20-79). Tại Việt Nam, có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường và mỗi ngày sẽ có ít nhất 80 người tử vong vì các biến chứng liên quan .
 
 
Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 200 Bác sĩ nội tiết, đái tháo đường và các nhân viên y tế
 
Trong điều trị đái tháo đường, phương pháp tiêm insulin (một loại hormon giúp cơ thể sử dụng hoặc dự trữ glucose có được từ thức ăn) là một biện pháp giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả và do đó giúp ngăn chặn biến chứng của đái tháo đường. Giải pháp insulin thường được bắt đầu khi đường huyết bệnh nhân quá cao hoặc chưa kiểm soát tốt với các thuốc viên uống. Với sự tiến bộ của y học, ngày càng nhiều loại insulin với thời gian tác dụng khác nhau được nghiên cứu thành công và chứng minh được hiệu quả trong điều trị. Tuy vậy, với bệnh nhân khi điều trị bằng insulin vẫn còn gặp nhiều trở ngại, như nguy cơ hạ đường huyết, tăng cân nhiều, phải tiêm insulin vào nhiều thời điểm trong ngày, cách sử dụng và bảo quản phức tạp… Đặc biệt tác dụng phụ hạ đường huyết là một rào cản lớn đối với việc điều trị tích cực bằng insulin để đạt mục tiêu. Tác dụng phụ hạ đường huyết nặng nếu không được chú ý theo dõi và ngăn ngừa sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng tức thời như rối loạn tri giác, lơ mơ, hôn mê hoặc các biến chứng dài hạn khác như sa sút trí tuệ, mất trí nhớ hoặc dẫn đến các bệnh lý tim mạch khác. Vì vậy các khuyến cáo điều trị đái tháo đường hiện tại cũng đề cập đến khởi đầu điều trị thuốc tiêm cho bệnh nhân nên là insulin nền nhằm hạn chế các vấn đề trên. 
 
 
TS.BS Trần Quang Khánh, Chủ Nhiệm Bộ Môn Nội Tiết - ĐHYD Tp.HCM phát biểu khai mạc Hội thảo
 
Tại hội thảo “Bước cải tiến đột phá cho khởi trị insulin tại Việt Nam”, một loại insulin nền thế hệ mới tác dụng kéo dài và ít nguy cơ hạ đường huyết hơn insulin cũ– đã được giới thiệu đến các nhân viên y tế. Đây được xem như một giải pháp giúp tăng cường hiệu quả kiểm soát đường huyết qua việc giảm tác dụng phụ hạ đường huyết, ít gây tăng cân, chỉ cần tiêm 1 lần trong ngày với lịch tiêm linh hoạt hơn, giúp bệnh nhân Đái Tháo Đường có thể đat được mục tiêu điều trị sau khi chỉnh liều hợp lý. Liệu pháp điều trị mới này giúp các Bác sĩ có thêm lựa chọn để tối ưu hóa việc kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân.   
 
“Điều trị đái tháo đường với insulin là một trong những giải pháp giúp bệnh nhân đạt được sự kiểm soát đường huyết hiệu quả. Khởi trị với insulin nền là một trong các bước điều trị được đề cập trong các khuyến cáo về điều trị đái tháo đường như khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), khuyến cáo của Hội Đái tháo đường Việt Nam do tính an toàn bên cạnh hiệu quả điều trị… Hiện nay, nhiều loại insulin nền tiên tiến ra đời được kỳ vọng giúp giảm nhiều hơn nữa những nỗi lo về tính an toàn, sự phức tạp trong sử dụng của bệnh nhân và như vậy sẽ giúp tăng cường hiệu quả kiểm soát đường huyết”, TS. BS. Trần Quang Nam – trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y dược Tp. HCM chia sẻ tại hội thảo. 

Can Khương/ GĐ&TE

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

6 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.