THỨ BẨY, NGÀY 04 THÁNG 05 NĂM 2024 11:21

Các triệu chứng đau bụng cảnh báo nguy hiểm ở trẻ

19/12/2022 | 12:00
Theo các bác sĩ đau bụng là một triệu chứng khá phổ biến ở trẻ em khiến phụ huynh lo lắng và phải đưa con đi khám. Đau bụng ở trẻ phần lớn có thể tự khỏi, tuy nhiên, đó cũng có thể là biểu hiện của các bệnh cấp cứu ngoại khoa cần can thiệp ngay.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở trẻ em và phần lớn chúng tự khỏi nhưng cũng có một vài trường hợp đau bụng cảnh báo bệnh nguy hiểm như viêm ruột thừa, tắc ruột, lồng ruột ở trẻ.

Cha mẹ theo dõi trẻ khi bị đau bụng

Biểu hiện của đau bụng: Tùy vào lứa tuổi biểu hiện trẻ đau bụng rất khác nhau. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết nói thì trẻ thường khóc, khóc đột ngột, khóc dữ dội mà không có nguyên nhân. Trẻ có thể khóc liên tục hoặc thành cơn. Với trẻ lớn hơn, biết nói thì chúng có thể kêu đau tùy mức độ và kèm các tư thế chống đau như ôm bụng, nằm co chân...

Trẻ đau bụng khi nào nên đi bệnh viện?

Trẻ có thể chỉ đau bụng đơn thuần hoặc kèm biểu hiện ở cơ quan khác như: nôn hoặc sốt hoặc tiêu chảy hoặc tất cả các biểu hiện đó.

Trẻ gặp các vấn đề về ruột như táo bón hoặc hội chứng ruột kích thích. Nhiễm trùng viêm dạ dày ruột gây nôn và tiêu chảy, chảy nước mũi hoặc nhiễm trùng nước tiểu.

Trẻ viêm hạch mạc treo ruột - các hạch bạch huyết trong bụng thường to hơn do nhiễm virus. Các nguyên nhân đau bụng ngoại khoa chẳng hạn như: viêm ruột thừa, tắc ruột, viêm tụy cấp, lồng ruột...

Gặp nhiều nhất đó là trẻ đau bụng do thực phẩm: ăn quá nhiều, ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng thực phẩm...

Ngoài ra, trẻ cũng có thể đau bụng do nhiễm giun, động kinh, một số trẻ đau bụng do căng thẳng học hành, lo lắng thái quá. Đôi khi trẻ đau bụng nhưng bác sĩ cũng không tìm được nguyên nhân

 Đưa trẻ đến bác sĩ đa khoa hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt nếu có các biểu hiện sau:

1. Bị đau dữ dội.

2. Trẻ bị đau bụng từng cơn và thường xuyên hơn, trẻ mệt mỏi không muốn đi lại.

3. Bị sốt (nhiệt độ trên 38 độ) xanh xao, vã mồ hôi, thờ ơ (khó đánh thức) và không khỏe.

4.  Không chịu uống nước hoặc uống kém.

5.  Bị nôn nhiều và hoặc chất nôn có màu xanh.

6. Có máu trong chất nôn hoặc phân.

7.  Có vấn đề khi đi tiểu như tiểu ít hoặc kêu đau.

Cha mẹ cần cung cấp dịch đầy đủ cho trẻ để tránh bị mất nước khi nôn ói hay tiêu chảy nhiều. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục.

KT (Tổng hợp)
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Quảng Ninh: Tuyên dương, trao học bổng cho học sinh, sinh viên vượt khó học tập

Quảng Ninh: Tuyên dương, trao học bổng cho học sinh, sinh viên vượt khó học tập

1 năm trước

Ngày 18/12, tại TP. Hạ Long, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị tuyên dương và trao học bổng cho học sinh, sinh viên vượt khó học tập, rèn luyện tốt năm 2022.
Phát động thí điểm ứng dụng Kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng Kết nối thanh thiếu niên

1 năm trước

Ngày 18/12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (Quỹ AIP) phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai...
Tuyên dương 24 giáo viên tổng phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc

Tuyên dương 24 giáo viên tổng phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc

1 năm trước

Ngày 18/12, Hội đồng Đội Trung ương đã tổ chức Chương trình biểu diễn trống kèn đồng loạt tại tất cả các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh, thiếu nhi và một số liên...