THỨ BẨY, NGÀY 04 THÁNG 05 NĂM 2024 09:10

Cái lợi không ngờ của Đề án 1816

21/12/2019 | 07:21

Tôi sinh ra và lớn lên ở Nghệ An, gia đình có 6 anh em; 3 trai, 3 gái. Điều đáng nói là 3 anh trai đầu lại sống và làm việc tại Hà Nội. Điều này khiến những người em ở quê có những tâm tư nhất định. Dù không nói ra nhưng tôi “đọc” được trong mắt các em: “Thời trai trẻ, các anh được bay nhảy khắp mọi miền, thậm chí được ăn học ở nước ngoài. Bây giờ các anh có nhà cửa đàng hoàng ở Hà Nội, con cái được sống trong tiện nghi, được học ở các trường tốt. Điều này là rất đáng mừng, rất hay đối với các anh, nhưng bọn em thì thiệt thòi…”.

Hai anh trai của tôi đã nghỉ hưu được mấy năm. Các anh đã có con cháu đề huề; các anh không có việc gì quan trọng để làm ở Hà Nội nữa. Trong khi đó ở quê lại cần người để chăm lo phần mộ cha mẹ, ông bà, tổ tiên và giỗ, Tết hàng năm. Tôi thấy anh trai cả của chúng tôi tăng cường về quê, thậm chí về ở hẳn trong quê thì càng tốt.

Tôi đem chuyện này bàn bạc với anh. Lúc đầu anh tỏ và hơi khó chịu. Nhưng khi nghe tôi phân tích kỹ lưỡng, anh bảo để anh tìm hiểu, nghiên cứu đã. Một thời gian sau anh bảo: “Điều kiện sinh hoạt ở quê hiện nay được cải thiện nhiều rồi. Đường làng, ngõ xóm rộng rãi và sạch sẽ; điện nước đầy đủ; đời sống văn hóa, thông tin không kém gì ở Thủ đô Hà Nội. Điều duy nhất anh băn khoăn là dịch vụ y tế ở quê thì không thể nào so sánh với Hà Nội được…”.

Tôi hiểu và thông cảm với sự băn khoăn của anh trai mình. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn anh về quê sinh sống để thực hiện nghĩa vụ của một người con cả, đồng thời có thể hưởng tuổi già ở quê, bên cạnh biển, có khí hậu trong lành… Tôi đang tìm cách thuyết phục anh. Khi nghiên cứu kỹ việc thực hiện Đề án 1816, tôi phát hiện ra là tình hình khám, chữa bệnh ở quê tôi đã được cải thiện đáng kể. Ngay ở thành phố Vinh đã có hàng chục bệnh viện lớn nhỏ với đội ngũ thầy thuốc có tay nghề cao. Đặc biệt, trang thiết bị của một số bệnh viện ở đây vô cùng hiện đại.



Triển khai kỹ thuật can thiệp tim mạch tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.


Tôi đem điều này nói lại với anh trai cả. Anh vốn là người cẩn thận nên anh tự mình đi điều tra, nghiên cứu. Sau một thời gian, anh nói với tôi: “Những điều chú nói có vẻ đúng. Anh cũng muốn về quê để thực hiện nghĩa vụ hiếu đễ với bố mẹ, ông bà, tổ tiên; vui tuổi già ở làng quê êm đềm trong trẻo. Điều duy nhất anh lo là dịch vụ y tế ở quê không tốt. Bây giờ điều này đã được cải thiện. Trước mắt, anh về quê sửa sang lại nhà cửa, lắp điều hòa mấy phòng, xây công trình phụ hiện đại… Hoàn thành những thứ đó, anh sẽ về quê sinh sống; nếu chưa về ở hẳn, thì phần lớn thời gian anh cũng sẽ ở quê.”.

Thế là tôi phát hiện thêm một tác động tích cực, một cái lợi bất ngời của Đề án 1816. Tôi cho rằng, đề án này sẽ góp phần không chỉ giảm tải cho bệnh viện ở Thủ đô Hà Nội, mà nó còn góp phần giảm tải dân số ở Thủ đô vốn đông nghịt người. Với việc không khí bị ô nhiễm, tình trạng tắc đường ngày càng trầm trọng thì việc những người đã nghỉ hưu về lại quê sinh sống là một xu hướng hay. Điều này có được cũng là nhờ một phần tác động của Đề án 1816 đấy.
 

Trọng Đàm/GĐ&TE

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.