CHỦ NHẬT, NGÀY 05 THÁNG 05 NĂM 2024 06:10

Cần có chính sách đặc thù cho nhân viên công tác xã hội

26/10/2019 | 14:57

Ảnh: Hà Linh


Theo đó, 100 % cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH  được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ nghề CTXH. Tỉnh tổ chức được khóa đào tạo đại học vừa học vừa làm nghề CTXH nhằm từng bước chuẩn hóa cán bộ cho các địa phương và các cơ sở bảo trợ xã hội. Đồng thời phối hợp tốt với các cơ quan thông tin truyền thông trong tỉnh tuyên truyền, đưa tin về các hoạt động về CTXH nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH. Tuy nhiên, chưa xây dựng mô hình điểm Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH tại một số huyện, thành phố trong tỉnh. 

Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Lâm Đồng thừa nhận: “Rất nhiều người hoạt động trong lĩnh vực CTXH hiện nay chỉ làm việc theo kinh nghiệm và lòng thiện tâm mà chưa được đào tạo các kỹ năng khoa học cần thiết về CTXH (hoặc chỉ tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn). Đội ngũ cán bộ đa số được đào tạo qua các trường đại học, cao đẳng có chuyên môn nhưng lại chưa được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết làm CTXH. Nhất là cán bộ làm việc trực tiếp với đối tượng xã hội đã gặp không ít khó khăn trong tiếp cận, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện chính sách xã hội ở cơ sở. Phần lớn, số cán bộ kiêm nhiệm công tác văn hóa - xã hội cấp xã và cán bộ, nhân viên ở các cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau, từ trước đến nay chưa được đào tạo về nghề CTXH, do đó thiếu những kỹ năng trợ giúp, chăm sóc các đối tượng yếu thế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc”. 

Trước thực trạng đó, Sở LĐTBXH tỉnh đã có đề nghị Cục Bảo trợ Xã hội quan tâm nâng mức kinh phí hỗ trợ; cho phép xây dựng thí điểm Trung tâm Cung cấp dịch vụ CTXH  của tỉnh; mở rộng đối tượng tập huấn nghề CTXH  trên địa bàn. Chỉ đạo trong các hoạt động để thúc đẩy nghề CTXH, thông qua đề xuất với Chính phủ ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý đầy đủ trong quá trình triển khai nghề CTXH, tạo điều kiện thuận lợi và chế độ đãi ngộ phù hợp cũng như quyền năng cho nhân viên CTXH; có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai hệ thống nhân viên CTXH tại cấp xã theo Đề án 32; thành lập Chi hội Nghề CTXH tại tuyến tỉnh. Đồng thời thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý nghiệp vụ CTXH cho các cán bộ quản lý và nhân viên CTXH.

Bên cạnh đó, quan tâm, hỗ trợ để mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ CTXH gắn hoạt động của CTXH với việc thực hiện Đề án 1215, nhất là vấn đề rối nhiễu tâm trí, trong đó đặc biệt là vấn đề trẻ em tự kỷ. 

“Do CTXH  là một nghề mới nên để khuyến kích các các cán bộ yên tâm học tập nên chăng cần có chính sách đào tạo miễn phí cho mọi đối tượng tham gia”, bà Lê Thị Thêu đề xuất. 
 

 

Mai Anh/ GĐTE - Ảnh: Hà Linh

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

5 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...