THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 02:34

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

31/07/2022 | 15:12
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khi trẻ bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước, mệt mỏi, li bì. Đối với trẻ tiêu chảy kéo dài có thể gây chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất. Vì vậy rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng và có những suy nghĩ sai lầm trong chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy.
Đa dạng thức ăn bằng những thực phẩm phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy.

Đa dạng thức ăn bằng những thực phẩm phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dinh dưỡng đúng cách khi trẻ bị tiêu chảy

Khi trẻ bị bệnh tiêu chảy trẻ vẫn cần được cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như lúc bình thường, không nên kiêng cữ hoặc thay đổi chế độ ăn của trẻ. Do mệt mỏi nên khi bệnh, trẻ thường biếng ăn. Lúc này cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, chế biến lỏng hơn và dễ tiêu, mềm như súp, cháo muối, cháo (cháo thịt gà, thịt lợn nạc nấu với cà rốt...). Khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ 1 lần. Thực phẩm dùng cho trẻ vẫn cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm bao gồm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Những loại nước tốt nhất cho trẻ bị tiêu chảy

Nếu trẻ vẫn đang bú mẹ thì cần cho trẻ bú nhiều lần hơn giúp bù nước và cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ dùng sữa công thức, vẫn phải pha sữa theo đúng tiêu chuẩn, không nên pha sữa loãng hơn.

Nếu trẻ lớn hơn một chút, cần cho trẻ uống thêm các loại nước như nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi, nước đun sôi để nguội. Không nên cho trẻ uống các loại nước giải khát có ga, nước ép trái cây quá ngọt vì có thể gây khó tiêu, đầy bụng.

Đa dạng thức ăn bằng những thực phẩm phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy.

Đa dạng thức ăn bằng những thực phẩm phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy.

Sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Không cho uống nước khi trẻ bị tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy nhiều cha mẹ lại hạn chế không cho trẻ uống nước vì cho rằng như vậy sẽ làm cho trẻ đi tiêu chảy nhiều hơn. Đây là quan niệm sai lầm vì khi đường ruột bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc thì việc đi tiêu là một hình thức tống các chất độc, vi khuẩn ra ngoài. Vì thế, dù có cho trẻ uống nước hay không thì ruột vẫn bị kích thích và tăng tiết nhiều dịch ruột gây ra tiêu chảy. Lúc này, vẫn phải cho trẻ tiếp tục ăn như bình thường và uống nhiều nước hơn để chống kiệt nước và phòng suy dinh dưỡng cho trẻ bệnh.

Đổi sữa cho trẻ

Khi trẻ bị tiêu chảy, nếu trẻ đang uống sữa ngoài, nhiều cha mẹ ngay lập tức nghĩ đến việc đổi sữa vì cho rằng việc thay đổi sẽ giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, đây là việc làm không cần thiết và chỉ phải đổi sữa nếu trẻ tiêu chảy nhiều hơn rõ rệt sau mỗi lần bú do tình trạng không dung nạp chất lactose trong sữa. Nếu đổi sang loại sữa không có lactose sẽ làm hạn chế tình trạng tiêu chảy. Nếu trẻ bị dị ứng sữa bò thì cũng cần phải đổi sữa cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng khi muốn đổi sữa cho trẻ.

Kiêng cữ quá mức

Nhiều cha mẹ lại cẩn thận và kiêng cữ quá mức khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy. Chỉ cho trẻ ăn cháo muối vì sợ trẻ ăn chất đạm sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Đây là việc làm sai lầm vì khi đường ruột bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây tiêu chảy thì những phần ruột chưa bị tổn thương vẫn hấp thu được nước và chất bổ dưỡng như bình thường. Vì vậy vẫn cần cho trẻ tiếp tục ăn như bình thường và uống nhiều nước hơn.

Do thức ăn mẹ ăn hằng ngày

Đối với những trẻ còn bú mẹ, khi trẻ bị tiêu chảy nhiều người cho rằng nguyên nhân là do thức ăn của người mẹ. Chính vì thế, nhiều bà mẹ đã ngừng cho trẻ bú, hoặc thay đổi, cắt giảm nhiều món ăn trong khẩu phần ăn của người mẹ, dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu sữa cho con.

Việc trẻ bị tiêu chảy có liên quan đến vệ sinh ăn uống của trẻ, vệ sinh bàn tay không thường xuyên, trẻ hay mút tay hoặc tiêu chảy cấp do virus... chứ không liên quan đến thức ăn người mẹ ăn hàng ngày. Thức ăn vào sẽ được cơ thể sẽ được hệ thống tiêu hóa chuyển thành những phần tử rất nhỏ để hấp thu qua đường ruột vào máu đến gan chuyển hóa thành các chất cần thiết cho cơ thể. Còn việc tạo sữa do tuyến sữa ở vú nhận các chất dinh dưỡng trong máu chuyển hóa thành sữa. Không có việc mẹ ăn quá chua hoặc ăn chất tanh, chất quá bổ... cho con bú làm trẻ bị tiêu chảy.

Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời, tránh để rơi vào tình trạng mất nước nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

KT (tổng hợp)
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
TP.HCM: Tháng cao điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em

TP.HCM: Tháng cao điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em

1 năm trước

Vừa qua, Sở Y tế TP. HCM và Sở GD-ĐT TP.HCM đã chọn tháng 8 là tháng cao điểm tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em tại TP.HCM để chuẩn bị cho trẻ đến trường học năm học mới 2022- 2023.
Kết nạp đảng viên mới cho nữ sinh THPT có nhiều thành tích xuất sắc

Kết nạp đảng viên mới cho nữ sinh THPT có nhiều thành tích xuất sắc

1 năm trước

Ngày 30/7, Chi bộ Trường THPT Yên Hòa, Đảng bộ quận Cầu Giấy, TP Hà Nội tổ chức lễ kết nạp đảng viên cho đoàn viên, học sinh Võ Thị Hoàng An, chi đoàn 12D3, Trường Trung học phổ thông...
Điều trị thành công cho bé 3 tuổi ở Nghệ An bị ngộ độc lá cây lộc mại

Điều trị thành công cho bé 3 tuổi ở Nghệ An bị ngộ độc lá cây lộc mại

1 năm trước

Ngày 30/7, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, các bác sĩ vừa điều trị cho một bệnh nhi 3 tuổi bị ngộ độc lá lộc mại gây tan máu cấp, thiếu máu nặng.
Trại hè cần hướng tới giá trị giáo dục

Trại hè cần hướng tới giá trị giáo dục

1 năm trước

Để chọn được một trại hè chất lượng tốt, phù hợp với kinh tế của cha mẹ và sở thích của con là điều không dễ dàng.