THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 12:57

Chăm sóc trẻ tự kỷ - Cả xã hội cùng vào cuộc

12/10/2021 | 15:05
Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, việc nâng cao nhận thức của gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ và cộng đồng là rất quan trọng. Trẻ tự kỷ phải được quan tâm chăm sóc từ gia đình đến cộng đồng xung quanh. Đặc biệt, trẻ tự kỷ có thể có nhiều tiềm năng chưa được phát hiện hết, do đó cần phải sát cánh với trẻ, phát hiện những khả năng để trẻ được phát triển tốt nhất.

Tại Việt Nam, những năm gần đây, số trẻ mắc chứng tự kỷ đang có xu hướng gia tăng. “Để giúp trẻ tự kỷ hoà nhập với cộng đồng không thể thiếu sự yêu thương, cảm thông với các em từ chính cha mẹ và những người xung quanh. Trẻ có những vụng về và khó khăn riêng là rào cản nhất định khiến việc hoà nhập gặp trở ngại nên rất cần hỗ trợ giúp đỡ và sự cảm thông từ những người xung quanh.” Đó là chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Việt Hà, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí (Vĩnh Phúc), cô được ví như người mẹ hiền thứ hai của trẻ tự kỷ trong 10 năm qua.

Một tiết học cùng trẻ tự kỷ của cô giáo Nguyễn Thị Việt Hà, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí. (Ảnh: V. Hà)

Một tiết học cùng trẻ tự kỷ của cô giáo Nguyễn Thị Việt Hà, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí. (Ảnh: V. Hà)

Giúp trẻ tự kỷ hoà nhập với cộng đồng

Với trẻ mắc chứng tự kỷ, Chương trình đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, hàng năm có ít nhất 80% trẻ tự kỷ được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; ít nhất 80% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục…

Cô giáo Việt Hà chia sẻ về trường hợp em N.Đ.K ở TP. Vĩnh Yên. Những ngày đầu mới vào lớp 1, em K có nhiều hành vi khác biệt như: tự ý ra khỏi chỗ, hay nói bột phát tự do trong lớp. Khi cô giáo yêu cầu lấy sách vở theo môn thì K lấy không đúng do không chú ý lời cô nói. Gặp bài khó, em không kiểm soát được cảm xúc có thể khóc hoặc nói rất to trong lớp: Ôi không, không làm được đâu!... gây ảnh hưởng đến lớp. K không phân biệt được ý nghĩa của tiếng trống, lúc trống vào lớp sau giờ ra chơi, các bạn vào học thì K vẫn chơi ngoài sân trường, hoặc khi các lớp xếp hàng để tập thể dục nhưng K vẫn đi chơi và không tìm được lớp mình ở đâu.

Em K được gia đình cho đi can thiệp sớm từ lúc 2 tuổi. Khi vào lớp 1, K gặp nhiều khó khăn, từ việc cầm bút yếu, đến khả năng chú ý, giao tiếp và vốn câu từ bị hạn chế. May mắn K vào lớp của một cô giáo có tâm, cô dễ chấp nhận những hạn chế của K và kèm cặp em chu đáo. Gia đình cũng xin cô cho phép cô giáo riêng của K là cô Việt Hà được kèm ngồi cạnh K trong lớp để dạy thêm cho em những kĩ năng hòa nhập. Dần dần K biết tiết chế cảm xúc, hạn chế nói tự do trong lớp, biết cất và lấy sách vở theo đúng yêu cầu của cô. Và đặc biệt em phân biệt được tiếng trống ra chơi, thể dục hay vào lớp....

Tới nay, em K đã hoà nhập khá thành công, minh chứng là: tại một buổi  trao quà Trung thu cho các trẻ khuyết tật năm 2019, em K đại diện Trung tâm Khai Trí hát bài "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" rất hay và xúc động bằng đúng chất giọng riêng cùa 1 em bé tự kỉ, làm cả hội trường xúc động và không khí bừng lên vui nhộn.

Theo cô Việt Hà, em K có được kết quả tiến bộ đó là do gia đình cho em đi can thiệp sớm, mẹ kiên trì dạy em, sau đó không thể thiếu các tiết can thiệp cá nhân tại Trung tâm trong 4 năm liền. Hiện em N.Đ.K đã 13 tuổi, đang học lớp 7, em có thể tự đi bộ đến trường, chơi cùng nhóm bạn nhỏ và theo học các môn ở mức trung bình và khá ở môn toán, tiếng Anh. Ở nhà, em K làm được nhiều việc, tự nấu ăn, làm bánh, làm cho mẹ rất vui và tự hào về em. Với trẻ bình thường để thực hiện nền nếp đó là đơn giản, nhưng với các trẻ tự kỷ sẽ cần thời gian nhiều hơn, sự hướng dẫn tỉ mỉ hơn. – Cô Việt Hà nói.

Niềm vui của trẻ trong lễ tốt nghiệp năm học 2019-2020 tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí. (Ảnh: V. Hà)

Niềm vui của trẻ trong lễ tốt nghiệp năm học 2019-2020 tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí. (Ảnh: V. Hà)

Phấn đấu đến năm 2025, 100% trẻ tự kỷ có mức độ nặng được hưởng trợ cấp thường xuyên

Để cả xã hội cùng tăng cường nhận thức và hỗ trợ người mắc chứng tự kỷ, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình). Trong đó, đưa ra các giải pháp để trẻ tự kỷ được trợ giúp y tế, trợ giúp giáo dục, hướng nghiệp, lao động trị liệu, hỗ trợ sinh kế và văn hóa, thể thao. Đồng thời phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội làm nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục phục hồi chức năng đối với trẻ tự kỷ; truyền thông nâng cao nhận thức về chứng tự kỳ và các biện pháp trợ giúp. UBND tỉnh/thành phố trên cả nước đã đưa ra các kế hoạch nhằm thực hiện tốt Chương trình, với mục tiêu 100% người tâm thần, trẻ khuyết tật tự kỷ có mức độ nặng được hưởng trợ cấp thường xuyên và các trợ giúp xã hội khác.

Với sự quan tâm của Chính phủ cùng việc nâng cao nhận thức cộng đồng và sự đồng hành của cha mẹ sẽ là “liều thuốc” tốt nhất giúp trẻ tự kỷ có nhiều cơ hội được điều trị, phát triển hơn nữa.

Hồng Nga
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

5 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới vaccine cho trẻ em

Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới vaccine cho trẻ em

2 năm trước

Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới việc sớm tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi là khẳng định của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại buổi tiếp xúc cử tri ở...
Trẻ em hoàn cảnh đặc biệt được nhận nuôi có thời hạn: Nhiều em tìm được mái ấm gia đình

Trẻ em hoàn cảnh đặc biệt được nhận nuôi có thời hạn: Nhiều em tìm được mái ấm gia đình

2 năm trước

Trẻ em luôn cần sự quan tâm chăm sóc từ gia đình và xã hội, đặc biệt là các em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB). Thời gian qua, một số địa phương đã có nhiều giải pháp tích cực, triển...
Nguy cơ trẻ em bị ngộ độc từ cây cảnh

Nguy cơ trẻ em bị ngộ độc từ cây cảnh

2 năm trước

Nhiều bậc cha mẹ không biết rằng, một số loại cây cảnh trồng trong nhà có thể là “những cái bẫy” tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng con em mình.
Hỗ trợ các gia đình bảo vệ quyền và sự tham gia của trẻ em

Hỗ trợ các gia đình bảo vệ quyền và sự tham gia của trẻ em

2 năm trước

Ông Khuất Văn Quý, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, các cơ quan nhà nước đang có nhiều chính sách, chương trình để hỗ trợ các gia đình trong việc tìm...