THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 06:53

Chàng trai dân tộc Mông giúp bà con phát triển kinh tế từ cây thuốc quý

16/07/2019 | 09:42
Con đường ấy đã giúp cậu trở thành sinh viên Khoa Nông – Lâm, Trường Đại học Tây Bắc. Và rồi với tinh thần say mê nghiên cứu khoa học, chàng trai lớn lên từ bản làng đã bắt tay thực hiện đề tài "Điều tra thành phần loài cây thuốc bản địa và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Mông tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La". Ước mơ của Vàng A Mẻ là truyền cảm hứng về con đường học tập cho các em nhỏ, đồng thời góp sức vào việc giúp bà con bảo tồn những cây thuốc quý, cải thiện đời sống từ chính nguồn dược liệu quý trên quê hương mình.
 
 
Chân dung chàng trai người Mông Vàng A Mẻ. 
 
Từ đề án Phát triển nhân giống bảo tồn các loài cây quý trong sách đỏ Việt Nam
 
Càng được học nhiều chữ, đường đi càng rộng, Vàng A Mẻ càng trăn trở nhiều hơn trước việc làm sao giúp các em nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số biết yêu, biết trọng cái chữ để cùng nhau góp phần xây dựng cuộc sống ấm no trên từng bản làng. Vốn có chút hiểu biết về các cây thuốc quý, những bài thuốc quý của đồng bào dân tộc mình, năm 2015-2016, chàng thanh niên ấy đã lên ý tưởng khởi nghiệp bằng dự án nhỏ từ đề tài "Điều tra thành phần loài cây thuốc bản địa và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Mông tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La". 
 
Những trăn trở, tìm tòi của A Mẻ đã được đền đáp xứng đáng bằng nhiều danh hiệu cao quý, cùng với việc bảo tồn được các loại cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở xã Đứa Mòn, trên cơ sở ấy, tiếp tục phát triển nhân giống bảo tồn các loài cây có trong sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là cây ngũ gia bì gai. Hiện nay, việc nghiên cứu thành công đề tài nhân giống cây ngũ gia bì gai tại Sơn La không chỉ góp phần giữ gìn những cây thuốc quý và các bài thuốc độc đáo của cộng đồng dân tộc Mông tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, mà còn giúp phát triển kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại địa phương. 
 
Vàng A Mẻ chia sẻ về ý tưởng nhân giống các loài cây thuốc quý này rồi chuyển cho người dân trồng, từ đó thu mua để đi tiêu thụ, giúp cải thiện kinh tế cho bà con thông qua 5 bước: l là lựa chọn một số loại cây thuốc chủ đạo; 2 là khảo sát, quy hoạch vùng trồng cây thuốc; 3 là thu thập giống và tiến hành nhân giống; bước 4 là cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho người dân; cuối cùng là thu mua từ người dân về chế biến, sơ chế, bảo quản, đóng gói và tiêu thụ. Đề tài này đã xuất sắc giành giải Nhất “Sinh viên nghiên cứu khoa học” toàn quốc năm 2016; Giải Nhất Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp trong Trường Đại học Tây Bắc năm 2017; Được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sơn La trao danh hiệu "Trí thức tiêu biểu, điển hình lao động sáng tạo" tỉnh Sơn La năm 2017, đồng thời được ghi vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2017.  Tuy nhiên với A Mẻ, danh hiệu giải thưởng không phải là điều anh hướng tới mà anh hy vọng từ ý tưởng này giúp đồng bào phát triển vùng dược liệu bản địa, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, gắn phát triển kinh tế với sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 
 
Những ngày Vàng A Mẻ lặn lội cùng bà con tìm cây thuốc quý.
 
Đến dự án Chăn nuôi thâm canh bò thịt
 
Tràn đầy nhiệt huyết, ham học hỏi, hiện nay, Vàng A Mẻ là thành viên của nhóm dự án Trường Đại học Tây Bắc hợp tác với đối tác Australia trong dự án “Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác đất dốc vùng núi Tây Bắc Việt Nam” do Viện Chăn nuôi chủ trì. Mục đích của Dự án là hỗ trợ kỹ thuật trồng cỏ và chăn nuôi vỗ béo cho bò của người dân bản địa, tăng năng suất kinh tế, cải thiện đời sống, từ đó tiến tới xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí cho đồng bào.
 
Là một thành viên trong nhóm của Trường Đại học Tây Bắc đang theo đuổi Dự án này, Vàng A Mẻ thường xuyên tham gia đoàn hướng dẫn người dân trồng cỏ và ủ thức ăn vỗ béo cho trâu, bò. Vàng A Mẻ muốn có nhiều trải nghiệm thực tế để tiến tới thực hiện ước mơ sau khi Dự án được triển khai đồng bộ trên các địa phương miền núi Tây Bắc, cậu sẽ đi du học tại Australia để tích lũy thêm tri thức, mở mang tầm nhìn, sau đó trở về góp phần xây dựng bản làng quê hương mình.
 
Mặc dù quá trình học tập và phấn đấu từng gặp nhiều khó khăn, các dự án đang thực hiện còn chưa thể tính hết được hiệu quả kinh tế, nhưng những đóng góp của Vàng A Mẻ mang ý nghĩa rất lớn, không chỉ giúp bà con biết giữ gìn cây thuốc quý, cải thiện đời sống từ chính nguồn dược liệu trên quê hương mình mà còn tạo ra tầm chiến lược đối với các nhà quản lý trong nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học, gắn phát triển kinh tế với sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nhiều địa phương.

Ngọc Bảo/TC GĐ&TE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.