THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 06:08

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đóng góp cho Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính

27/08/2022 | 14:43
Ngày 26 tháng 8, hơn 80 đại biểu đến từ các cơ quan của Quốc hội, các bộ ngành liên quan như Bộ Y tế, Bộ LĐTB&XH, Bộ Tư pháp, các tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu, tổ chức quốc tế và Liên Hợp Quốc đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đóng góp cho Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính.

Tọa đàm do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) phối hợp tổ chức. Tọa đàm có sự tham gia của bà Nguyễn Thị Kim Thúy, phó chủ nhiệm Uỷ ban xã hội của Quốc hội.

Theo Bộ Y tế, ước tính có khoảng 480.000 người chuyển giới tại Việt Nam (PV - thuật ngữ ‘chuyển giới' được dùng để chỉ bất kỳ người nào có bản dạng giới khác với giới tính khi sinh của người đó. Một người chuyển giới có thể được xác định là nam, nữ, người chuyển giới nam, người chuyển giới nữ, là một người đa dạng về giới hoặc phi nhị nguyên giới hoặc theo các thuật ngữ khác). Do các định kiến trong xã hội, người chuyển giới thường phải đối mặt với sự kì thị và phân biệt đối xử trong cuộc sống hàng ngày trên nhiều phương diện, ví dụ như khi thực hiện các thủ tục y tế, hành chính hay xin việc làm. Điều này đòi hỏi sự nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như các khung pháp lý hiệu quả để đảm bảo quyền của người chuyển giới tại Việt Nam.  

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam.

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam.

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam cho biết, bà đánh giá cao nỗ lực của Bộ Y tế trong việc xây dựng Luật chuyển đổi giới tính. Điều này thể hiện tầm nhìn của lãnh đạo Việt Nam, phù hợp với xu hướng quốc tế, đảm bảo nguyên tắc “không để ai bị bỏ lại phía sau” của Chương trình nghị sự 2030 về các Mục tiêu phát triển bền vững.

Tại sự kiện, hai chuyên gia quốc tế là bà Alba Rueda, Đặc phái viên về Xu hướng tính dục và Bản dạng Giới của Argentina và bà Ahbina Aher, nhà hoạt động về quyền của người chuyển giới tại Ấn Độ đã chia sẻ bài học, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thi hành luật, chính sách liên quan tới người chuyển giới. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc xây dựng và thi hành Luật Bản dạng giới 2012 tại Argentia – một trong những bộ luật tiến bộ nhất thế giới về quyền của người chuyển giới, Bà Alba đã đưa ra những góc nhìn mới mẻ và những điểm cần được quan tâm, ưu tiên trong dự thảo Luật chuyển đối giới tính tại Việt Nam.

Quang cảnh Tọa đàm.

Quang cảnh Tọa đàm.

Buổi toạ đàm cũng có sự tham gia của đại diện cộng đồng người chuyển giới trình bày quan điểm, ý kiến góp ý cho dự thảo Luật chuyển đối giới tính.

Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong việc xoá bỏ kỳ thị đối với cộng đồng LGBTIQ, trong đó phải kể đến, điều 37 của Bộ luật Dân sự (sửa đổi năm 2015) đã công nhận quyền được chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, vì chưa có khung pháp lí cụ thể về việc chuyển đổi giới tính, người chuyển giới tại Việt Nam vẫn phải đi nước ngoài hoặc tới các cơ sở khám, chữa bệnh bất hợp pháp tại Việt Nam để thực hiện các can thiệp y tế, từ đó gây ra nhiều hệ lụy về vấn đề sức khỏe, tính mạng của người chuyển giới. Sau khoảng thời gian trì hoãn do dịch COVID-19, ngày 28 tháng 6 vừa qua, Bộ Y tế đã trình Chính phủ Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính. Nếu được xây dựng và thông qua, Luật Chuyển đổi giới tính sẽ là cơ sở pháp lý để người có mong muốn chuyển đổi giới tính thực hiện được quyền chuyển đổi giới tính theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Bảo đảm cho người chuyển đổi giới tính được sống đúng với giới tính mà họ mong muốn; thực hiện, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của mình; chống phân biệt đối xử và bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước.

Vân Nhi
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

5 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Diễn đàn trẻ em tỉnh Đắk Nông: Hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

Diễn đàn trẻ em tỉnh Đắk Nông: Hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em

1 năm trước

Sáng 26/8, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Diễn đàn trẻ em năm 2022 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”. 82 trẻ em tiêu biểu,...
13 sai lầm khiến đồ gia dụng chóng hỏng

13 sai lầm khiến đồ gia dụng chóng hỏng

1 năm trước

Cho đồ quá nặng vào lò vi sóng khiến lò dễ hỏng, không đổ nước thừa khỏi bàn là hoặc bàn là hơi nước khiến hình thành gỉ sét, nấm mốc...
Cần giải pháp mạnh để ngăn chặn tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức, pháp luật

Cần giải pháp mạnh để ngăn chặn tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức, pháp luật

1 năm trước

Bạo lực với học sinh, xâm phạm thân thể học trò, thiếu chuẩn mực trong lối sống… nhiều hành vi lệch chuẩn của một bộ phận nhà giáo khiến dư luận không khỏi bức xúc.
Gần 460 học sinh và giáo viên ở Quảng Nam diễn tập ứng phó với sóng thần

Gần 460 học sinh và giáo viên ở Quảng Nam diễn tập ứng phó với sóng thần

1 năm trước

Vừa qua, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã phối hợp với Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, Trường Đại học...