CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 05 NĂM 2024 05:40

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt công tác an sinh xã hội

18/08/2019 | 14:50

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt công tác an sinh xã hội - Ảnh 1Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh


Sáng 17/8, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh (1/7/1989 - 1/7/2019). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới dự.

Theo ông  Lê Trường Lưu - Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân hơn 710 năm trước, Thừa Thiên - Huế là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển sau giải phóng, chủ trương hợp nhất các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh đã được Bộ Chính trị ra nghị quyết 245 từ ngày 20/9/1975 và vào ngày 1/5/1976, UBND tỉnh Bình Trị Thiên đã công bố ra mắt trước nhân dân trong tỉnh tại quảng trường Phu Văn Lâu. 14 năm hợp nhất Bình Trị Thiên (1976 - 1989), với tinh thần “vì cả nước, với cả nước”, cán bộ, quân và dân trên địa bàn toàn tỉnh Bình Trị Thiên đã tập trung khôi phục, phát triển kinh tế xã hội, rà phá bom mìn, khai hoang phục hóa, tìm tòi các bước đi thích hợp, vượt qua khó khăn của thời kỳ bao cấp.

Sau 14 năm cùng phấn đấu dưới mái nhà chung, ngày 30/6/1989, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Nghị quyết về việc phân vạch địa giới hành chính, theo đó, chia tách Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.

30 năm đã qua kể từ ngày tái lập, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vượt khó vươn lên tiếp tục đạt được những thành tựu hết sức quan trọng và toàn diện. Nền kinh tế từng bước tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực dựa trên khai thác các tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản, giáo dục, y tế và các dịch vụ du lịch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1989 - 2018 là 7,2%/năm. Cùng với những thành tựu về kinh tế, hiện nay Thừa Thiên - Huế đã phát huy và ngày càng khẳng định vị thế 4 Trung tâm lớn của cả nước, đó là: Trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước; y tế chuyên sâu; khoa học - công nghệ; giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Đặc biệt, đến nay Thừa Thiên - Huế có 07 di sản văn hóa được UNESCO công nhận.

Công tác xoá đói, giảm nghèo của tỉnh được quan tâm triển khai tích cực, đồng bộ, có chiều sâu trên diện rộng. Toàn tỉnh hiện nay chỉ còn 5,03% hộ nghèo. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” thường xuyên được chú trọng; quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng chính sách, người có công với nước.

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt công tác an sinh xã hội - Ảnh 2Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh Thừa Thiên Huế


Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã biểu dương và chúc mừng những thành tích xuất sắc của Đảng bộ và đồng bào Thừa Thiên Huế đạt được trong quá trình dựng xây và phát triển.

Theo Chủ tịch Quốc hội, hoà cùng nhịp bước với 2 miền Nam - Bắc, kể từ sau ngày giải phóng, đặc biệt từ sau ngày tái lập tỉnh (01/7/1989), phát huy truyền thống anh dũng, tự lực, tự cường, Thừa Thiên - Huế đã vững vàng đi lên và đạt được những thành quả to lớn. Kinh tế phát triển luôn duy trì mức tăng trưởng khá cao, trở thành vùng kinh tế động lực của miền Trung. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là điện, đường, trường, trạm, nước sạch,... được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ. Diện mạo nông thôn, miền núi có nhiều khởi sắc; đô thị Huế thay đổi theo hướng hiện đại, nhưng vẫn bảo tồn, phát huy các kiến trúc cổ truyền và các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống - văn hoá, trở thành “Thành phố Festival Huế” với những nét đặc trưng riêng biệt. Các mặt văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, công tác bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc gia đình chính sách của tỉnh Thừa Thiên – Huế được triển khai tích cực và đồng bộ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch. Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố, đoàn kết, vững mạnh. Xã hội đồng thuận, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thừa Thiên - Huế cần tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế; chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng trưởng xanh và kinh tế tri thức. Đồng thời, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, quan tâm phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế.

Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành “đô thị di sản” với định hướng “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường” theo Kết luận 48-KL/TW và Thông báo 175-TB/TW của Bộ Chính trị; làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ, phát huy di sản cố đô Huế mà nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là thực hiện tốt việc di dời các hộ dân tại khu vực 1, Kinh thành Huế. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công cuộc xây dựng nông thôn mới; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tập trung xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa, Du lịch đặc sắc của khu vực và cả nước; Trung tâm Giáo dục - Đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; Trung tâm Y tế chuyên sâu; Trung tâm Khoa học và Công nghệ của khu vực miền Trung và cả nước.

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt công tác an sinh xã hội - Ảnh 3Đoàn công tác của Quốc hội do Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Thừa Thiên Huế...


Chiều cùng ngày, đoàn công tác của Quốc hội do Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Thừa Thiên - Huế về tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2019 và định hướng các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội đã nhất trí các nhiệm vụ của tỉnh trong thời gian tới; đồng thời ghi nhận các kiến nghị của tỉnh và sẽ chỉ đạo Văn phòng Quốc hội tổng hợp, gửi tới các cơ quan liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo theo thẩm quyền. 

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt công tác an sinh xã hội - Ảnh 4...và đi thăm một số hộ dân đang sinh sống trên thượng thành thuộc diện di dời


Dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đi kiểm tra tình hình triển khai dự án di dời dân cư tại khu vực 1, Kinh thành Huế và đến thăm, động viên một số hộ dân đang sinh sống trên thượng thành thuộc diện di dời trong thời gian tới.

Theo Thảo Vi/Baodansinh.vn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

7 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.