THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 03:13

Con bạn có đang trải qua tuổi thiếu niên tồi tệ?

20/02/2022 | 11:40
Các chuyên gia tâm lí cho rằng, tuổi thiếu niên có rất nhiều điểm chung với những… cuộc tình khủng khiếp. Trong cả hai giai đoạn này, con trẻ đang trải qua những mới mẻ thú vị, nhưng chúng cũng có thể dễ dàng nổi cơn thịnh nộ và đẩy mọi chuyện lên cao trào. Ở tuổi teen, trẻ bắt đầu rời xa cha mẹ và khẳng định tính độc lập của mình. Đôi khi, chúng hành động như thể mình là trung tâm của vũ trụ.
lam moi viec cung con

Ðiều này khiến cho việc nuôi dạy con cái trở nên phức tạp. Con trẻ bắt đầu đưa ra những quyết định như chọn trường, bạn bè… nhưng lại chưa giỏi điều tiết cảm xúc. Vì vậy, tuổi teen dễ chấp nhận rủi ro và đưa ra quyết định bốc đồng. Do đó, rất cần xây dựng mối quan hệ lành mạnh và tin cậy giữa cha mẹ và con cái.

Tuy nhiên, điều này không phải là dễ dàng. Thanh thiếu niên thường không hài lòng và từ chối những can thiệp của cha mẹ. Ngược lại, với bạn bè thì lại rất cởi mở. Chị Hạnh (Long Biên, Hà Nội) từng “phát điên” khi cô con gái 14 tuổi của mình “tuyên bố”: Mẹ không hiểu con bằng cái Trang (bạn thân của cô bé). Giống chị Hạnh, nhiều cha mẹ khá sốc khi biết được con xem trọng tình bạn hơn cha mẹ khi con ở tuổi teen - con chỉ muốn dành thời gian chat, “nấu cháo điện thoại” cùng bạn bè. Ði đâu cũng mong được đi cùng bạn.

Chị Hiên cũng từng rất bức xúc khi cả bố cả mẹ bảo con học thêm tiếng Nhật, nhưng con gái nhất quyết từ chối. Vì chuyện này mà bố mẹ với con cũng đôi lần căng thẳng. Ðến khi vợ chồng chị Hiên xác định con không thích học sẽ không ép nữa, thì sau một buổi đi chơi với gia đình người bạn, cô bé lại nhất định đòi học thêm và quyết tâm thi đỗ chuyên Nhật.

Có đôi khi, những đứa con tuổi teen như thể bị “câm” khi được cha mẹ hỏi: “Ngày hôm nay của con thế nào?”. Hoặc một yêu cầu rất bình thường, hợp lý từ bố mẹ thì chúng lại dễ dàng phẫn nộ, bất bình. Lúc này, điều cha mẹ cần làm là hãy hít thở sâu và nhắc nhở bản thân rằng con mình đang trải qua tuổi thiếu niên tồi tệ của mình. Giai đoạn này sẽ trôi qua, và vai trò của cha mẹ vẫn vô cùng quan trọng trong hành trình lớn lên của trẻ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ðể thấu hiểu con mình, cha mẹ cần trang bị những “bí kíp” dưới đây:

Con cần được lắng nghe: Nếu tò mò về những gì đang diễn ra trong cuộc sống của con, việc đặt câu hỏi trực tiếp có thể không hiệu quả bằng việc cha mẹ chỉ cần ngồi lại và lắng nghe. Trẻ em có xu hướng cởi mở với cha mẹ hơn nếu chúng không cảm thấy bị áp lực khi phải chia sẻ thông tin.

Một bé gái 13 tuổi viết: “Em muốn nói tất cả mọi điều với cha mẹ nhưng em không muốn nghe những lời cằn nhằn của họ". Thế nên, đừng can thiệp vào tất cả những câu chuyện của con trẻ, đôi khi con bạn ở lứa tuổi này chỉ cần sự lắng nghe và chia sẻ. Bạn nên dùng những câu hỏi mở như: “Con cảm thấy như thế nào”, không nên áp đặt và mệnh lệnh những khi con có “vấn đề” với “thế giới teen” của con.

Gọi tên cảm xúc của trẻ: Chúng ta thường có xu hướng cố gắng giải quyết vấn đề cho con hoặc coi thường sự thất vọng của trẻ. Cha mẹ hãy cho trẻ thấy rằng bạn hiểu và thông cảm với con, đôi khi chỉ cần một câu phản hồi: “Vậy à con?”

Thanh thiếu niên muốn được coi trọng, đặc biệt là từ cha mẹ. Hãy tìm cách thể hiện rằng bạn tin tưởng con mình. Ðể con bạn biết rằng bạn có niềm tin vào con, từ đó thúc đẩy sự tự tin và giúp con vượt qua khó khăn.

Thiết lập quy tắc như không cứng nhắc: Hãy sẵn sàng giải thích cặn kẽ cho con những điều không được phép.

Khen ngợi: Cha mẹ có xu hướng khen ngợi trẻ nhiều hơn khi chúng còn nhỏ, nhưng thanh thiếu niên cũng rất cần được khen ngợi. Ngoài ra, nên tìm kiếm cơ hội tích cực và khuyến khích trẻ để mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ tốt hơn.

Kiểm soát cảm xúc của chính mình: Cha mẹ rất dễ nổi nóng khi con tỏ ra thô lỗ, nhưng bạn không nên đáp lại theo cách của con. Hãy nhớ rằng, bạn là người lớn và con thì chưa có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình. Vì vậy, hãy đếm đến mười hoặc hít thở sâu trước khi trả lời. Nếu cả hai đều quá bức xúc, hãy tạm dừng cho đến khi bạn bình tĩnh lại.

Làm mọi việc cùng nhau: Nói chuyện không phải là cách duy nhất để giao tiếp và trong những năm này, hãy dành thời gian làm những việc cả hai cùng thích, cho dù đó là nấu ăn, đi bộ đường dài hoặc đi xem phim... Ðiều quan trọng là để cho trẻ biết rằng, chúng có thể ở gần và chia sẻ những trải nghiệm tích cực với cha mẹ.

Thường xuyên ăn cơm với nhau: Ăn cơm là một cách tuyệt vời để gắn bó với nhau. Các cuộc trò chuyện trong bữa tối cho phép mọi thành viên trong gia đình có cơ hội nói chuyện ngẫu nhiên về thể thao, truyền hình hoặc chính trị. Những đứa trẻ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với cha mẹ về những điều hàng ngày có thể sẽ cởi mở hơn khi gặp khó khăn. Hãy nhớ, không được phép sử dụng điện thoại trong bữa ăn.

Cha mẹ hãy tinh ý nhận thấy những thay đổi ở trẻ. Nếu bạn thấy sự thay đổi trong khả năng hoạt động hàng ngày của con, hãy hỏi trẻ về điều đó và ủng hộ (không phán xét), có thể trẻ đang cần sự giúp đỡ của cha mẹ.

Tuổi teen là độ tuổi nằm trong khoảng 13 - 19 tuổi. Đây cũng là độ tuổi khiến cha mẹ phải đau đầu bởi con họ thay đổi với biểu hiện như: bướng bỉnh, chống đối cha mẹ, ăn nói cộc lốc, buồn vui vô cớ, hay dỗi hờn, ít tâm sự chia sẻ với bố mẹ, tơ tưởng đến các bạn khác giới... Do đó, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy bực bội và phản ứng rất mạnh khi con cái không hỏi ý kiến, không nghe lời bố mẹ. Có trường hợp, bố mẹ đã rất sốc và phải tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn tâm lý vì con đang từ ngoãn ngoãn, dễ bảo, bỗng dưng… dở chứng.

Vi Hương
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Để xua tan nỗi lo “dịch chồng dịch” trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Để xua tan nỗi lo “dịch chồng dịch” trong bối cảnh đại dịch Covid-19

2 năm trước

Hội Y học Dự phòng Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm báo chí với chủ đề “Cúm mùa và tầm quan trọng của việc tiêm ngừa cúm trong bối cảnh Covid-19”. Buổi tọa đàm cung cấp các thông...
Tặng xe đạp và hợp đồng bảo hiểm cho trẻ em nghèo tại Kiên Giang

Tặng xe đạp và hợp đồng bảo hiểm cho trẻ em nghèo tại Kiên Giang

2 năm trước

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam vừa phối hợp Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam trao tặng 120 xe đạp, 8 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ miễn phí cho trẻ em nghèo tại tỉnh Kiên Giang.
Trẻ học được gì qua những câu chuyện cổ tích?

Trẻ học được gì qua những câu chuyện cổ tích?

2 năm trước

Chuyện cổ tích từ lâu đã gắn bó với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Những câu chuyện cổ tích qua giọng kể ấm áp của bà, của mẹ đã giúp nhiều đứa trẻ dù chưa biết đọc, viết...