THỨ HAI, NGÀY 06 THÁNG 05 NĂM 2024 04:38

Đặc sắc Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2

11/11/2020 | 16:37

Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam tôn vinh nét độc đáo văn hóa dân tộc
 
Đắk Nông là vùng đất sinh sống lâu đời của các dân tộc thiểu số tại chỗ M’Nông, Mạ, Ê đê… trải dài trên một địa bàn rộng lớn. Đồng thời, đây cũng là vùng đất quần tụ của cư dân từ nhiều vùng miền về sinh cơ, lập nghiệp, đã làm cho văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thêm đa sắc màu. Các buôn làng đồng bào dân tộc M’Nông, Mạ, Ê đê… là những vùng đất ẩn chứa nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể quý báu, đặc sắc về lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, các điệu múa dân gian, sử thi Ot N'drông; dân ca của Người M’Nông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia năm 2020 và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được Unsesco công nhận là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. 

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông tham quan khu trưng bày các sản phẩm thổ cẩm
của Đắk Nông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh cho biết: "Lễ hội là dịp để các nghệ nhân, diễn viên quần chúng được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, khuyến khích các nghệ nhân và cộng đồng nâng cao ý thức trong việc bảo tồn, phát huy tinh hoa của hoa văn các dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nét mới là chúng tôi sẽ khai thác các giá trị đặc thù về địa chất, địa mạo, văn hóa truyền thống đặc trưng của 40 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh chia sẻ với báo chí tại sự kiện

Đồng thời, Lễ hội cũng là dịp để tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm thổ cẩm, là định hướng để thổ cẩm tồn tại thành làng nghề, tăng thu nhập cho người dân và hướng đến tạo sản phẩm du lịch thương hiệu cho thổ cẩm Đắk Nông" - bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chia sẻ. 

Quang cảnh buổi họp báo

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Nông nói riêng, từ bao đời nay dệt thổ cẩm đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa cổ truyền và không thể thiếu trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào.

Trước đây, nghề dệt thổ cẩm của các tộc người thiểu số ở tỉnh Đắk Nông là nghề thủ công truyền thống, được phát triển rất sớm, rộng khắp trong các bon, buôn và đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần và phát triển kinh tế gia đình.  



Hoa hậu Ngọc Hân và Đương kim Hoa khôi Du lịch Việt Nam- Hoa hậu Hoàn cầu 2017 Đỗ Trần Khánh Ngân
bên các sản phẩm thổ cẩm của Đắk Nông.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông các hoạt động dệt vẫn được duy trì để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày và phục vụ khách tham quan du lịch. Trong cuộc sống hàng ngày hoặc vào các dịp tết, lễ hội, nghi lễ truyền thống của dân tộc mình người nhân đều mặc trang phục truyền thống, qua đó góp phần tuyên truyền, khuyến khích người dân gìn giữ và phát huy giá trị của trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Hoa hậu Ngọc Hân trong trang phục áo dài thổ cẩm

Đặc biệt, những giá trị độc đáo của địa chất, địa mạo gắn với việc hình thành hệ thống hang động (trên 100 hang), những mỏ đá saphia, mỏ quặng alumin, wolfram… mang sắc thái riêng, được hình thành từ sự phun trào của núi lửa cách đây 3,5 triệu năm, là những đặc điểm riêng biệt của hệ thống Công viên địa chất. Đây là một loại hình du lịch địa chất chứa hàm lượng tri thức khoa học cao và khá kén chọn đối tượng khách, đồng thời khá xa lạ đối với đa số người dân Việt Nam”, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh chia sẻ. 

Đại diện BTC chụp ảnh lưu niệm

Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần thứ II năm 2020 tại tỉnh Đắk Nông được tổ chức với quy mô toàn quốc. Trong đó có mời các đoàn nghệ nhân, diễn viên các nước: Lào, Campuchia, Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh tham gia. Đồng thời, tính đến thời điểm hiện tại có sự đăng ký tham gia của 14 tỉnh, thành phố gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Kom Tum, Đắk Lắk, Bình Phước, Tiền Giang, Bạc Liêu, An Giang và Đắk Nông.

Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam được tổ chức nhằm phát huy tinh hoa văn hóa các dân tộc, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với lễ hội sẽ là Hội nghị quảng bá và kêu gọi đầu tư du lịch tỉnh Đắk Nông năm 2020 và Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Ban Tổ chức chương trình sẽ dành tặng 1 tỷ đồng giúp đỡ nhân dân miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai.

Một số hoạt động nổi bật tại Lễ hội năm nay có thể kể đến như: Khai mạc Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần II (tối 24/11) và đặc biệt là Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trong khuôn khổ chương trình khai mạc; Triển lãm không gian văn hóa thổ cẩm; Thực nghiệm không gian văn hóa thổ cẩm Việt Nam; Trình diễn “Fashion show - thổ cẩm”; Bế mạc lễ hội (tối 29/11); Hội nghị Quảng bá và kêu gọi đầu tư du lịch năm 2020.
 
Ngoài ra, trong chuỗi hoạt động còn có các sự kiện tiêu biểu sau: Bán kết và chung kết Cuộc thi Hoa khôi Du lịch Việt Nam 2020 tại tỉnh Đắk Nông, Lễ hội ánh sáng và khinh khí cầu, Hoạt động từ thiện tại một số huyện trên địa bàn tỉnh.

Việt Cường / TC Gia đình & Trẻ em

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

5 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...