THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 05:37

Đắk Lắk: Một trẻ em mắc bệnh Whitmore

09/06/2022 | 06:45
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, ngày 7/6, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 1 trường hợp bệnh Whitmore tại thôn Chiềng, xã Ia Lốp, huyện Ea Súp.
Bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Ảnh minh họa

Bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Ảnh minh họa

Bệnh nhi là N.T.V., nữ, sinh năm 2013, trú tại thôn Chiềng, xã Ia Lốp, huyện Ea Súp. Ngày 4/6, bệnh nhi được người nhà đưa vào khám tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên và được nhập Khoa Nhi tổng hợp trong tình trạng sốt 39 độ C, tuyến mang tai 2 bên sưng to. Bệnh nhi có kèm các triệu chứng như góc hàm trái có điểm ấn mềm hóa mủ, đau nhiều; há miệng hạn chế; họng đỏ nhẹ loét trợt đầu lưỡi 1 nốt; ăn uống kém...

Bệnh nhi được chẩn đoán: Hạ natri máu, áp xe tuyến mang tai 2 bên; theo dõi quai bị biến chứng; theo dõi nhiễm trùng huyết tổn thương đa cơ quan; thiếu máu vừa nhược sắc; theo dõi rối loạn đông máu.

Đến ngày 7/6, bệnh nhi sốt cao liên tục, nhiệt độ 41 độ C. Áp xe tuyến mang tai 2 bên của bệnh nhi đã được rạch, rỉ mủ máu.

Kết quả xét nghiệm của bệnh nhi dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei với chẩn đoán hậu phẫu áp xe tuyến mang tai 2 bên; nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei; theo dõi viêm màng não.

Theo người nhà bệnh nhi, bệnh nhi khởi phát bệnh cách ngày nhập viện khoảng 10 ngày với triệu chứng sốt cao, kèm sưng, đau vùng mang tai 2 bên. Người nhà đã đưa bệnh nhi đi khám tại phòng khám tư nhân, uống thuốc 3 ngày (không rõ loại) nhưng không giảm nên đưa bệnh nhân vào khám tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Sau khi ghi nhận trường hợp mắc bệnh Whitmore, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã nhanh chóng phản hồi thông tin cho đơn vị liên quan, đồng thời tổ chức điều tra và giám sát tại cộng đồng để phòng tránh bệnh lây lan.

Bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập chủ yếu qua da. Bệnh thường gặp ở Bắc Úc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận năm 1925, sau đó bệnh xuất hiện tại các địa phương trong cả nước và gia tăng trong thời gian gần đây. Tại Đắk Lắk, đây là ca bệnh đầu tiên được ghi nhận.

HG
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
TP.HCM: Phẫu thuật thành công bé trai 40 ngày tuổi bị tai nạn sinh hoạt

TP.HCM: Phẫu thuật thành công bé trai 40 ngày tuổi bị tai nạn sinh hoạt

1 năm trước

Vừa qua, tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM đã phẫu thuật cấp cứu thành công cho một bệnh nhi 40 ngày tuổi bị tai nạn sinh hoạt.
Ăn nhiều rau và trái cây giúp giảm tình trạng tăng động, giảm chú ý

Ăn nhiều rau và trái cây giúp giảm tình trạng tăng động, giảm chú ý

1 năm trước

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), Tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là "một trong những tình trạng phát triển thần kinh phổ biến nhất" ở thời thơ...
7 mẹo siêu đơn giản ngăn ngừa bệnh tật do nắng nóng, ai cũng có thể làm

7 mẹo siêu đơn giản ngăn ngừa bệnh tật do nắng nóng, ai cũng có thể làm

1 năm trước

Chỉ với một vài mẹo đơn giản như theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong ngày, uống đủ nước, tránh hoạt động dưới nắng gắt, thường xuyên nghỉ giữa giờ khi lao động, bạn vẫn có...