CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 05 NĂM 2024 04:54

Đắk Lắk từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

01/06/2020 | 14:28
 
Quy mô và chất lượng GDNN được nâng lên
 
Theo số liệu của Sở LĐTBXH, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 cơ sở GDNN, trong đó có 6 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp, 24 trung tâm GDNN. Các cơ sở GDNN trên địa bàn đã có những đổi mới về quy mô, chất lượng và ngành nghề đào tạo. Đội ngũ cán bộ giáo viên GDNN và cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư đáp ứng yêu cầu đào tạo. Công tác tuyển sinh đào tạo hàng năm tại các cơ sở GDNN không ngừng phát triển, năm sau cao hơn năm trước. 
 
Tính riêng năm 2019, các cơ sở GDNN trên địa bàn đã tuyển sinh, đào tạo được 35.1999 học viên, tăng 3,78% so với năm 2018. Trong đó, trình độ cao đẳng là 1.045 sinh viên, trung cấp là 1.233 học sinh và đào tạo thường xuyên cho 17.140 học viên, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58%, trong đó tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ 18.88%. Nhiều cơ sở đã làm tốt công tác đào tạo nghề gắn kết với giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp. Một số địa phương đã chủ động tổ chức Ngày Hội việc làm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp, cam kết có giải quyết việc làm sau đào tạo với tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm đạt trên 85%.


Tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 cơ sở GDNN với quy mô tuyển sinh trên 35 nghìn người/năm. Ảnh: Văn Quyết
 
Những thách thức đặt ra
 
Theo đánh giá của Sở LĐTBXH Đắk Lắk, bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác GDNN trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như: Các chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp thực hiện còn thấp, do nhận thức của đại bộ phận người dân chưa quan tâm đến việc định hướng nghề nghiệp cho con em nên vẫn còn tâm lý chuộng bằng cấp hơn là tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình. Các cơ sở GDNN thiếu chủ động, sáng tạo trong việc tìm các giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong công tác tuyển sinh, đào tạo, có tâm lý trông chờ vào chính quyền địa phương các cấp. Mạng lưới cơ sở GDNN chưa được quy hoạch đồng bộ, nhiều ngành nghề đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu nhân lực của thị trường lao động cũng như nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác phân luồng, định hướng GDNN chưa được thực hiện tốt, nhận thức của nhiều người dân chưa đúng về GDNN, đã tạo áp lực cho các cơ sở GDNN trong việc tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp còn thấp. Hoạt động tư vấn, hướng nghiệp học nghề, việc làm chưa thật hiệu quả, chưa gắn công tác tuyển sinh, đào tạo nghề với giải quyết việc làm.
 
Cùng với đó, một số địa phương khi xây dựng chương trình đào tạo chưa quan tâm xác định rõ đối tượng ưu tiên đào tạo nghề; chưa quan tâm đến các yếu tố đặc thù về lao động nông thôn, lao động dân tộc thiểu số để  hỗ trợ học viên các điều kiện để sử dụng, phát huy nghề được học vào thực tiễn cuộc sống. Công tác tuyên truyền về hoạt động đào tạo, tư vấn việc làm cho lao động nông thôn còn hạn chế. 


Tỉnh Đắk Lắk phấn đấu trên 80% học viên các cơ sở GDNN tốt nghiệp có việc làm ổn định. Ảnh: Huy Hoàng.

Định hướng thời gian tới
 
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 2417/KH - UBND ngày 01/04/2019 về việc tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030; phấn đấu giai đoạn  2021 - 2025 đào tạo cho 201.603 lao động và giai đoạn 2026 - 2030 đào tạo cho 249.899 lao động; đến năm 2021, quy mô tuyển sinh các cơ sở GDNN đạt 37.850 người/năm, ít nhất 80% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo; đến năm 2025 đạt 42.980 người/năm, ít nhất có 85% người học có việc làm, đến năm 2030 đạt 55.370/người năm, ít nhất có 90% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo.
 
Để thực hiện được các mục tiêu trên, tỉnh Đắk Lắk đã đề ra các giải pháp trọng tâm: 
 
Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin và truyền thông, tạo sự chuyển biến về nhận thức, đồng thuận và huy động sự tham gia của toàn xã hội đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN.
 
Thứ hai, đẩy mạnh công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề trình độ đào tạo; sáp nhập hoặc giải thể các cơ sở GDNN yếu kém, hoạt động không hiệu quả; đồng thời tập trung nguồn lực đầu tư một cơ sở GDNN chất lượng cao, ngành nghề trọng điểm đã được quy hoạch; khuyến khích thành lập mới các cơ sở GDNN tư thục, của doanh nghiệp và có vốn đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh phân luồng, thu hút học sinh tốt nghiệp THCS, THPT vào học nghề.
 
Thứ ba, tăng cường gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo; hình thành cơ sở dữ liệu về cung cầu thị trường lao động. Xây dựng cơ chế, chính sách, khuyết khích nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN. Phát huy vai trò của các đơn vị sử dụng lao động, người sử dụng lao động, Hiệp hội nghề nghiệp trong đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN và các Trung tâm Dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm nhằm hỗ trợ cho người học tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.
 
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở GDNN; thực hiện tự chủ một phần, tiến tới tự chủ toàn diện; chuyển đổi hoạt động của các cơ sở GDNN công lập đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. 
 
Thứ năm, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN. Phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng, đánh giá chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Đồng thời, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường chất lượng cao, trường được lựa chọn đầu tư nghề trọng điểm; hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin, phương tiện và thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng 4.0. 
 

Minh Anh/GĐTE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

7 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.