THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 05 NĂM 2024 03:59

Dinh dưỡng phòng bệnh đái tháo đường

19/01/2018 | 15:20
 
Thường xuyên đi đo lượng đường trong máu để duy trì lượng đường máu trong giới hạn cho phép. Ảnh: KT
 
Anh Nguyễn Hữu Vị (40 tuổi) ở phường Nhật Tân, quận Tây Hồ (Hà Nội) trong một lần đi tiểu tiện quên không dội nước, sáng mai vợ anh nhìn thấy kiến bu, khi đó anh nghi ngờ và đi khám thì phát hiện ra mình bị bệnh ĐTĐ tuýp 2. Anh cho biết, gần đây, mình luôn cảm thấy sức khỏe không được tốt, sụt cân, hay khát và uống nhiều nước, đêm đi tiểu nhiều lần, người hay mỏi mệt, mắt nhìn mờ và hay thèm ăn đồ ngọt.
 
Các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Trường hợp của anh Vị may mắn là đã vô tình phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Vì đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bệnh đã quá nghiêm trọng, gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm: hỏng răng, hỏng mắt, hư thận, tai biến mạch máu, đau hệ thống thần kinh, lở loét và hư thối bàn chân, tay, mắc các bệnh ngoài da…
 
Cơ chế gây bệnh ĐTĐ
 
ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng lượng đường trong máu, do hậu quả của việc mất hoàn toàn Insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của Insulin. Do đó, bệnh ĐTĐ xảy ra do rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Chuyển hóa đường cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể hoạt động sống hàng ngày. Ở tổ chức cơ, tổ chức thần kinh, não thì nguồn cung cấp năng lượng chính là Glucose.
 
Trong cơ thể người, tuyến nội tiết đảm bảo chủ yếu cho chuyển hóa đường là tuyến tụy. Tuyến tụy vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết. Tụy nội tiết tiết ra nhiều hoóc-môn trong đó có Insulin. Insulin là hoóc-môn tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose, khi thiếu nó thì sinh ra bệnh ĐTĐ.
 
Nếu như ĐTĐ tuýp 1 đặc trưng bởi thiếu sản sinh Insulin, rất dễ tử vong nếu không cung cấp Insulin hằng ngày và thường khởi phát ở trẻ em, thì ĐTĐ tuýp 2 tiến triển khi cơ thể không tạo ra đủ Insulin và không sử dụng hiệu quả lượng Insulin đã tạo ra (đề kháng với Insulin). Bệnh thường khởi phát ở người lớn, người béo phì, ít hoạt động thể chất. Di truyền cũng là nguyên nhân gây ĐTĐ.
 
Kiểm tra đường huyết là cách phát hiện ĐTĐ chính xác nhất
 
Ngoài các dấu hiệu ban đầu dễ nhận biết là: cơ thể gầy, xanh xao, mệt mỏi, hay khát nước, tiểu nhiều, thường xuyên thèm ăn, thèm ngọt, mắt nhìn mờ, mắc các bệnh ngoài da... Đi kiểm tra đường huyết là cách chính xác nhất để phát hiện nguy cơ. 
 
Chỉ có thể kiểm soát ĐTĐ mà không thể điều trị dứt điểm được
 
BS Diệp Thị Thanh Bình, Trưởng Khoa nội tiết Đại học Y dược cho biết: Một nguyên tắc căn bản trong việc kiểm soát ĐTĐ là người bị ĐTĐ phải kiểm soát được đường huyết trong khoảng an toàn cho phép, kể cả trước và sau bữa ăn, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và đường máu cũng không được hạ lúc đói. Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân ĐTĐ nên duy trì đường huyết ở mức sau: Trước ăn: 90-130 mg/dl (5,0 - 7,2 mmol/l); sau ăn 1-2h: <180 mg/dl (10mmol/l)
 

Ăn uống có chọn lọc, chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách hữu hiệu để đẩy lùi bệnh ĐTĐ. Ảnh minh họa
 
Chế độ dinh dưỡng phòng bệnh ĐTĐ tuýp 2
 
Theo BS CKII. Đinh Thị Kim Liên, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai, chỉ số đường huyết của người bệnh ĐTĐ bị ảnh hưởng rất nhiều do chế độ ăn. Vì vậy, hiểu biết và áp dụng một chế độ ăn khoa học là hết sức cần thiết đối với người bị ĐTĐ. Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
 
- Hạn chế tăng đường huyết bằng cách chọn lựa kỹ các loại thức ăn có chứa chất bột đường. Loại nào có càng nhiều chất bột đường, càng dễ làm đường huyết tăng. Bệnh nhân nên chọn những thức ăn tinh bột có lượng chất bột đường thấp như: bánh mì chay, hoa quả, sô-cô-la, các thực phẩm từ sữa, đậu đỗ… 
 
- Không cần kiêng các thực phẩm béo, nhưng nên chọn những thực phẩm có axit chất béo đơn chưa bão hòa và các thực phẩm chứa omega 3 như dầu hạt cải, dầu mè, dầu hướng dương, cá da trơn…
 
- Ăn những thực phẩm giàu các chất chống ô-xy hóa, có rất nhiều trong rau và các loại hoa quả. Muốn như vậy, bạn phải ăn ít nhất 5 khẩu phần rau mỗi ngày.
 
- Giảm cân ngay nếu có biểu hiện thừa cân
 
 - Hạn chế tối đa sử dụng các thức uống có cồn, tối đa bạn chỉ được uống 1-2 cốc mỗi ngày.
 
- Vận động và tập thể thao vì khi hệ thống cơ được tập luyện thường xuyên sẽ cần ít Insulin hơn.
 
Bệnh nhân nên ăn và kiêng những thực phẩm cụ thể sau: 
 
Thực phẩm nên ăn: Sữa chua, sữa đã lọc chất béo, pho mát không bơ, lòng trắng trứng gà; Các loại thịt nạc nhất là thịt bò, bê nạc, thịt gà bỏ da, thịt chim nạc, các loại thịt của cá; Rau tươi, nấm, dưa chuột, mướp đắng…
 
Thực phẩm nên hạn chế: Bánh mì trắng, gạo, mì sợi; Các loại cá béo chứa nhiều chất mỡ; Thịt dê, cừu; Rau quả đóng hộp, dầu thực vật, khoai tây; Các loại nước ga, nước khoáng có đường…
 
Thực phẩm nên tránh: Bánh ngọt, sôcôla, mứt, nước quả có đường, lòng đỏ trứng gà, khoai tây rán; Thịt cá nhiều mỡ như thịt lợn, cừu, ngỗng, ngan, vịt, cá tra, cá nheo, cá ngâm dầu, phủ tạng động vật như gan, thận, óc, phổi…
 
Đồ uống nên tránh đồ uống có men, nhất là loại trên 8% độ cồn: rượu, bia….
 

Bệnh nhân ĐTĐ phải tôn trọng các nguyên tắc: Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần; ăn đủ để có trọng lượng vừa phải. Hạn chế chất béo, đặc biệt là mỡ động vật. Có một lượng chất xơ vừa phải. Hạn chế ăn mặn; tránh các đồ uống có cồn.
 

 

Minh Anh/GĐTE

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

6 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.