CHỦ NHẬT, NGÀY 05 THÁNG 05 NĂM 2024 02:00

Đời sống của người nghèo được nâng cao cả về vật chất và tinh thần

26/08/2020 | 16:06



Thứ trưởng Lê Văn Thanh thăm hỏi, động viên, tặng quà các thương, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng. 
Ảnh: Mạnh Dũng


Để “Không ai bị bỏ lại phía sau”


Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Văn Thanh khẳng định, bên cạnh Chương trình, các chính sách giảm nghèo được thực hiện nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận thuận lợi hơn các dịch vụ như: y tế, giáo dục, tín dụng ưu đãi, đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt…, trong đó ưu tiên cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, phụ nữ nghèo có đời sống khó khăn.


Các dự án khi triển khai thực hiện đã từng bước phát huy tác dụng và mang lại hiệu quả cao, giúp người dân, đặc biệt là người nghèo có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm và có việc làm ổn định để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, việc xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, nhà văn hóa cũng góp phần làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn, miền núi rõ rệt qua từng giai đoạn, đặc biệt là ở các địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn; Đời sống của người nghèo được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, góp phần thúc đẩy việc tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh và thông tin. Hiệu quả đạt được từ Chương trình cũng góp phần hướng tới thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế, để “Không ai bị bỏ lại phía sau”.


Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhận định, một số mặt được trong 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 như: Hệ thống văn bản, chỉ đạo thực hiện Chương trình được ban hành đầy đủ, trong đó đã thể hiện nhiều nguyên tắc, cơ chế đổi mới trong quản lý, điều hành và triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình; Chương trình được thực hiện công khai, minh bạch từ việc xác định đối tượng hỗ trợ (hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo) đến việc phân bổ vốn và kiểm tra giám sát của các cơ quan trung ương, địa phương, cộng đồng, người dân, đặc biệt là sự giám sát, phản biện của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc các cấp; Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” được các tỉnh, thành phố hưởng ứng và triển khai thi đua rất quyết liệt, phấn đấu giảm nghèo nhanh, bền vững với nhiều chính sách đặc thù của địa phương…


Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình đang đứng trước nhiều thách thức, như: việc ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm trễ và việc triển khai thực hiện các cơ chế mới của Chương trình còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; những thay đổi về bối cảnh ảnh hưởng đến thực hiện Chương trình và mục tiêu giảm nghèo bền vững, như tình trạng nghèo ngày càng tập trung vào các “lõi nghèo” ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các nhóm dân cư có xu hướng gia tăng…


Do đó, cần có sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để vươn lên.

Việt Cường/TC GĐ&TE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.