THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 11:19

Gần 50% dân số thế giới có thể đã mắc COVID-19 ít nhất một lần

15/04/2022 | 06:18
Một số nhà nghiên cứu ước tính gần 50% dân số thế giới có thể đã nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 ít nhất một lần trong 2 năm qua. Kết quả nghiên cứu mới này do Viện Đo lường và Đánh giá sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington (Mỹ) công bố trên tạp chí The Lancet.

Tỷ lệ mắc COVID-19 giảm không đáng kể ở khu vực đã có 80% dân số mắc bệnh

Theo TTX, do biến thể Omicron có khả năng lây lan mạnh, số ca mắc COVID-19 đã tăng vọt trong vài tháng qua. Vào đầu năm 2022, thế giới chính thức ghi nhận gần 300 triệu ca mắc COVID-19. Nhưng chỉ một tháng sau khi bước sang năm mới, tổng số ca mắc trên thế giới đã vượt 400 triệu. Hiện, số liệu của Đại học Johns Hopkins cho thấy đã có hơn 500 triệu ca mắc COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát đầu năm 2020. Tuy nhiên, con số này được cho là chưa thực sự phản ánh đúng mức độ lây lan thực sự của virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu.

Gần 50% dân số thế giới có thể đã mắc Covid-19 (Ảnh: AP)

Gần 50% dân số thế giới có thể đã mắc Covid-19 (Ảnh: AP)

Nghiên cứu của IHME đưa ra báo cáo toàn diện về số ca mắc COVID-19 khi phân tích dữ liệu của 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Báo cáo đưa ra số ca mắc mà các nhà nghiên cứu gọi đây là phát hiện “gây sửng sốt”. Cụ thể, đến giữa tháng 11/2021, ước tính có 3,39 tỷ người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 ít nhất một lần, tương đương với khoảng 44% dân số thế giới. Đáng chú ý, con số ước tính này chỉ được đưa ra vào thời điểm trước khi biến thể Omicron có khả năng lây lan mạnh xuất hiện.

Các nhà nghiên cứu IHME đã tính toán và phát hiện tính đến ngày 14/11/2021, thế giới có 400 triệu ca mắc COVID-19. Dù nghiên cứu mới này không đưa tác động của biến thể Omicron vào mô hình tính toán, nhưng các tác giả cho rằng vào đầu năm 2022 có thêm hàng tỷ ca mắc nữa, trong đó có những ca mắc dù đã tiêm vaccine và ca tái nhiễm.

Các tác giả nghiên cứu nêu rõ các mô hình tính toán cho thấy hơn 50% dân số thế giới có thể đã nhiễm biến thể Omicron. Tuy nhiên, các nhà khoa học sẽ phải chờ dữ liệu mới về huyết thanh học trong những tháng tới để đưa ra bản phân tích chi tiết. Theo đó, số ca mắc COVID-19 tính đến tháng 3/2022 có thể tăng gần gấp đôi số ca mắc tính đến ngày 14/11/2021.

Số liệu cũng cho thấy những khu vực có tỷ lệ nhiễm cao không đạt được miễn dịch cộng đồng. Thậm chí, nghiên cứu phát hiện tỷ lệ mắc COVID-19 giảm không đáng kể ở khu vực đã có 80% dân số mắc bệnh.

Kể từ đầu dịch, nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh số ca mắc COVID-19 được công bố chính thức thấp hơn nhiều so với số ca mắc thực tế. Hàng loạt công trình nghiên cứu theo dõi số ca mắc tại nhiều nơi trên thế giới và phát hiện rất nhiều ca mắc chưa được ghi nhận. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính gần 25% số ca mắc chưa được báo cáo chính thức.

Tuần trước, một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân tích hơn 150 nghiên cứu và cho rằng tính đến cuối năm 2021, khoảng 65% dân số ở châu Phi có thể đã mắc COVID-19, cao hơn khoảng 97 lần so với con số công bố chính thức.

WHO cảnh báo không nên mất cảnh giác trước đại dịch COVID-19

Chủ tịch Ủy ban Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Didier Houssin ngày 13/4 cho biết ủy ban này hoàn toàn nhất trí rằng hiện nay không phải là thời điểm hạ thấp cảnh giác trước đại dịch COVID-19.

Phát biểu họp báo sau khi Ủy ban Khẩn cấp WHO kết luận rằng đại dịch vẫn gây ra tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế (PHEIC) - mức cảnh báo cao nhất mà WHO có thể đưa ra, ông Houssin khẳng định: “Hiện nay không phải là lúc hạ thấp mức độ cảnh giác của chúng ta, trái lại, đây là lời khuyến nghị cực kỳ mạnh mẽ. Đại dịch COVID-19 còn lâu mới chấm dứt, mức độ lây lan của virus SARS-CoV-2 vẫn còn rất mạnh, tỷ lệ tử vong vẫn cao và virus SARS-CoV-2 đang tiến hóa một cách không thể dự đoán được”.

Ông Houssin nói tiếp: “Hiện nay không phải là lúc lơ là trước loại virus này, hoặc buông lỏng công tác giám sát, xét nghiệm và thông báo, hay sao lãng các biện pháp y tế công cộng, đồng thời không được phép ngừng chiến dịch tiêm chủng”.

P.V
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Trẻ em ít có khả năng lây truyền virus SARS-CoV-2 hơn

Trẻ em ít có khả năng lây truyền virus SARS-CoV-2 hơn

2 năm trước

Kết quả một nghiên cứu công bố mới đây tại Đức cho thấy lượng hạt khí dung mang virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mà trẻ em tạo ra khi ho, hắt hơi hoặc nói...
Hỗ trợ sinh phẩm xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 cho các cơ sở giáo dục

Hỗ trợ sinh phẩm xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 cho các cơ sở giáo dục

2 năm trước

Trong báo cáo nhanh gửi UBND TP. HCM, Sở GD&ĐT TP kiến nghị hỗ trợ trang bị bộ sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho các cơ sở giáo dục khi tổ chức dạy học trực tiếp.
Phát hiện mới về tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ người mẹ mắc COVID-19

Phát hiện mới về tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ người mẹ mắc COVID-19

2 năm trước

Cùng với kết quả dưới 2% trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ mẹ mắc COVID-19, nhóm nghiên cứu Anh không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc trẻ sơ sinh dương tính với SARS-CoV-2 và việc nuôi con...
19,2% bệnh nhân COVID-19 ở nước ta là trẻ em, tỷ lệ tử vong thấp nhưng không thể chủ quan

19,2% bệnh nhân COVID-19 ở nước ta là trẻ em, tỷ lệ tử vong thấp nhưng không thể chủ quan

2 năm trước

Tính từ đầu mùa dịch COVID-19 đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng hơn 490.000 trẻ. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em thấp hơn người lớn,...