THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 05:25

Gia Lai tạo mọi điều kiện để trẻ em phát triển toàn diện

20/05/2022 | 06:11
Thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại tỉnh Gia Lai luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy, chính quyền cùng các tổ chức, cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Gia Lai tạo mọi điều kiện để trẻ em phát triển toàn diện và đảm bảo thực hiện tốt các quyền trẻ em.
Đại diện trẻ em đưa ra kiến nghị tại buổi đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai với trẻ em năm 2022 diễn ra ngày 29/3.

Đại diện trẻ em đưa ra kiến nghị tại buổi đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai với trẻ em năm 2022 diễn ra ngày 29/3.

Hiện nay, tổng số trẻ em dưới 16 tuổi của Gia Lai là 451.453 trẻ, chiếm tỷ lệ 28,7% dân số; trong đó, trẻ em người dân tộc thiểu số là 223.600 trẻ (chiếm 49,5% tổng số trẻ em). Trẻ em dưới 6 tuổi là 183.109 trẻ. Tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh là 5.348 trẻ. Số trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt là 98.856 trẻ, chiếm 21,8 % tổng số trẻ em.

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và toàn xã hội về công tác trẻ em; Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trẻ em, đảm bảo thực hiện tốt quyền của trẻ em; Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại và tai nạn thương tích; Thực hiện có hiệu quả công tác trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh; Bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, ngày 16/3/2022, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 488/UBND-KGVX yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị các hội, đoàn thể của tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị triển khai thực hiện công tác trẻ em năm 2022 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản của Trung ương và địa phương ban hành để thực hiện tốt công tác trẻ em. Thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em, các vụ việc vi phạm quyền trẻ em. Chủ động phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu trẻ em bị xâm hại, tai nạn thương tích. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội trong phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em. Phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trong trường học. Phòng, chống tai nạn, thương tích, đặc biệt là đuối nước ở trẻ em. Chăm sóc sức khỏe tâm thần; phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời.

Cùng với đó, đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em, bổn phận của trẻ em, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Tổ chức tốt các hoạt động, sự kiện truyền thông, vận động về trẻ em: Tháng hành động vì trẻ em năm 2022, Tết Trung thu, tổ chức diễn đàn trẻ em các cấp... Bố trí ngân sách để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, đề án, kế hoạch, mô hình về trẻ em. Củng cố, phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp... Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em. Kiểm tra, thanh tra tất cả các cơ sở trợ giúp xã hội, các quỹ từ thiện có hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ em của địa phương.

Thực hiện công văn này, các sở, ngành tại tỉnh Gia Lai trong kế hoạch triển khai công tác trẻ em năm 2022 đều đề ra những mục tiêu và giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện. Tại Kế hoạch triển khai công tác trẻ em năm 2022 của Sở LÐ-TB&XH và công văn 1054/SGDÐT-GDTrHCTTX về triển khai thực hiện công tác trẻ em năm 2022 của Sở GD&ÐT đã đặt mục tiêu: Trên 98% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp dưới nhiều hình thức; Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 1,18%; Giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại so với năm 2021; 100% trẻ em bị xâm hại được hỗ trợ, quản lý, can thiệp kịp thời; Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích so với năm 2021; 100% các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tốt các hoạt động Tháng hành động vì trẻ em, Tết Trung thu, Diễn đàn trẻ em; 100% cán bộ làm công tác trẻ em các cấp được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tỷ lệ các xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em đạt 64,09%; phấn đấu vận động ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh từ 3,5 tỷ đồng trở lên; Tăng cường nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em...

Ðể tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ trẻ em, ngày 9/4/2022UBND tỉnh Gia Lai cũng đã ban hành công văn số 693/UBND-KGVX gửi các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Đại diện Tỉnh Đoàn Gia lai tặng học bổng cho các học sinh khó khăn. Ảnh: Thủy Bình

Đại diện Tỉnh Đoàn Gia lai tặng học bổng cho các học sinh khó khăn. Ảnh: Thủy Bình

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở LÐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1248/QÐ-TTg ngày 17/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng-chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030.

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tăng cường hướng dẫn rèn luyện thể dục, thể thao, các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật cho trẻ em trong mùa hè; ngăn chặn, xử lý việc cung cấp, lan truyền các sản phẩm, nội dung phản cảm, có hại, tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác phòng chống tai nạn, thương tích và phòng tránh đuối nước trẻ em; tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo, triển khai công tác trên địa bàn quản lý; rà soát, phát hiện kịp thời, loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, đuối nước, rơi, ngã và các nguy cơ gây mất an toàn tại địa bàn; có biện pháp phòng, ngừa, cảnh giới, nhắc nhớ, khắc phục để bảo đảm môi trường sống an toàn cho trẻ em. Ðầu tư ngân sách địa phương và vận động xã hội hóa để xây dựng, bảo dưỡng cơ sở vật chất, phát triển bể bơi thông minh, bể bơi tự tạo để tổ chức các lớp dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước và phổ cập bơi an toàn cho trẻ em.

Hy vọng, với sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành và sự chung tay của toàn xã hội, trẻ em Gia Lai sẽ được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.

Nam Anh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Tiền Giang: Hai gương mặt nhận giải thưởng Kim Đồng năm học 2021-2022

Tiền Giang: Hai gương mặt nhận giải thưởng Kim Đồng năm học 2021-2022

1 năm trước

Nhân dịp kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2022), Tiền Giang có 2 đội viên tiêu biểu được nhận giải thưởng Kim Đồng toàn quốc năm...
Nói với trẻ về việc cha mẹ ly hôn

Nói với trẻ về việc cha mẹ ly hôn

1 năm trước

Nói với trẻ về việc cha mẹ ly hôn chưa bao giờ là điều dễ dàng. Có những phụ huynh phải mất tới cả năm mới tiết lộ sự thật ấy cho con vì lo ngại trẻ bị tổn thương.
Đừng thản nhiên trước những “cơn sóng tâm hồn” của trẻ

Đừng thản nhiên trước những “cơn sóng tâm hồn” của trẻ

1 năm trước

Gần đây, một số trẻ gặp áp lực trong học tập, mâu thuẫn với cha mẹ nhưng phụ huynh không hề biết để tìm cách đồng hành, giúp con vượt qua.