THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 07:06

Giáo dục và đồng hành để trẻ sử dụng Internet an toàn

01/04/2023 | 06:02
Có thể thấy, kỷ nguyên Internet đã mang lại nhiều cơ hội học tập, giải trí cho trẻ em. Nhưng khi tham gia vào môi trường mạng, trẻ em đang phải đối mặt với rủi ro như bị bắt nạt, lộ thông tin cá nhân, nguy cơ nghiện internet, game trực tuyến, hay vô tình trở thành nạn nhân của các thông tin xấu trên mạng xã hội. Do đó, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ngày càng trở nên cấp thiết.
Tọa đàm “Môi trường Internet an toàn: Giải pháp trong trường học” mang đến nhiều chia sẻ hữu ích từ các chuyên gia.

Tọa đàm “Môi trường Internet an toàn: Giải pháp trong trường học” mang đến nhiều chia sẻ hữu ích từ các chuyên gia.

Làm thế nào để tạo dựng không gian mạng an toàn cho trẻ?

Mới đây, tại tọa đàm “Môi trường Internet an toàn: Giải pháp trong trường học”, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) Trần Ðăng Khoa cho hay, sự phát triển nhanh về công nghệ tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt cho nhóm đối tượng trẻ em vốn chưa có đầy đủ nhận thức và kỹ năng tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng”.

Việt Nam có khoảng 24,7 triệu trẻ em (chiếm gần 25% dân số), trong đó 2/3 có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet. Theo thống kê, 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-13 tuổi sử dụng Internet. Con số này tăng lên 93% với trẻ từ 14-15 tuổi. Hoạt động trực tuyến phổ biến nhất là học tập, vui chơi giải trí và kết nối liên lạc với bạn bè, người thân. Ðáng lưu ý, có 49% trẻ em sử dụng Internet để chơi điện tử ít nhất 1 lần/tuần.

Nhiều trẻ được cha mẹ trang bị thiết bị di động từ rất sớm. Khảo sát được Google thực hiện năm 2022 cho thấy, độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi, trong khi độ tuổi trung bình trẻ được trao đổi với an toàn thông tin mạng là 13. 4 năm trẻ em Việt Nam tham gia tương tác sớm nhưng thiếu sự trao đổi về an toàn mạng là một thách thức dẫn đến rủi ro trên môi trường mạng của trẻ gia tăng.

Không chỉ sử dụng ở nhà, trẻ em còn tiếp cận với Internet thông qua các tiết học công nghệ thông tin ở trường, nhưng thay vì học tập và tìm hiểu theo sự chỉ dẫn của thầy cô, nhiều em học sinh lại lướt Facebook, Tiktok, xem Youtube, thậm chí chơi game trong giờ học. Ðiều này đặt ra những rủi ro, khi môn học có mục đích hướng dẫn trẻ sử dụng Internet đúng cách lại trở thành môi trường để trẻ có thể tiếp cận với những luồng thông tin độc hại.

Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 6/2021 không chỉ tập trung bảo vệ trẻ trên môi trường mạng mà còn mong muốn thúc đẩy phát triển các sản phẩm, ứng dụng giúp các em truy cập, khai thác nguồn tài nguyên trực tuyến một cách chủ động, hiệu quả và an toàn.

Nhấn mạnh sự cần thiết của các giải pháp công nghệ hỗ trợ bảo vệ trẻ em, bà Ðinh Như Hoa, Trưởng phòng Kiểm định, Cục An toàn thông tin điểm ra 3 loại công nghệ chủ yếu: công nghệ bảo vệ trên các hệ điều hành, trình duyệt, ứng dụng; các thiết bị, ứng dụng bảo vệ trẻ em trên thiết bị đầu cuối; các ứng dụng hỗ trợ phản ánh, kiểm tra.

Ông Ngô Tuấn Anh - CEO Công ty an ninh mạng SCS cho rằng, việc sử dụng công nghệ để đảm bảo an toàn cho trẻ có hai cách: chặn tối đa trẻ tiếp cận với thông tin độc hại và sử dụng thiết bị kiểm soát có thời điểm để hướng dẫn, đồng hành cùng trẻ sử dụng không gian mạng an toàn.

Tuy vậy, chỉ riêng giải pháp công nghệ sẽ không thể bảo vệ trẻ hoàn toàn khỏi những nguy cơ tiềm ẩn mà giáo dục ý thức và đồng hành cùng trẻ em trên không gian mạng là điều vô cùng quan trọng. Theo ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ÐT), dựa trên khung quy định của Bộ GD-ÐT, nhà trường có thể xây dựng các quy tắc sử dụng mạng Internet. Bên cạnh đó, không chỉ học sinh mà bản thân giáo viên, phụ huynh cũng cần được tuyên truyền nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về nguy cơ tiềm ẩn trong không gian mạng và những hậu quả.

Ảnh minh họa về những nguy cơ có thể xảy ra với trẻ trên môi trường mạng.

Ảnh minh họa về những nguy cơ có thể xảy ra với trẻ trên môi trường mạng.

Bảo vệ con trên không gian mạng

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) khẳng định, trẻ em phải được giáo dục, trang bị các kiến thức để trở thành công dân số chuẩn, vừa có kiến thức, kỹ năng để bảo vệ bản thân trước các rủi ro trên môi trường mạng, vừa tận dụng những lợi thế mà công nghệ mang lại để phát triển toàn diện. Thầy cô và cha mẹ phải là người đồng hành hướng dẫn trẻ sử dụng mạng an toàn với sự tôn trọng, hỗ trợ để con trẻ làm chủ công nghệ và sẵn sàng đồng hành, tìm giải pháp khi con gặp các vấn đề trên môi trường mạng. 6 nguyên tắc giúp trẻ tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng là: Tôn trọng và công nhận trẻ có quyền tiếp cận và sử dụng Internet; Bắt đầu đồng hành cùng trẻ sử dụng Internet an toàn càng sớm càng tốt; Tôn trọng quyền riêng tư, quyền tham gia của trẻ; Hiểu tâm lý và sự phát triển của trẻ để đồng hành cho phù hợp; Hướng dẫn trẻ tiếp cận sự hỗ trợ khi cần thiết; Sẵn sàng có mặt khi trẻ cần.

Theo các chuyên gia, cha mẹ cần hướng dẫn con sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả, có văn hóa. Ðể đảm bảo con luôn được an toàn trên mạng xã hội, thỉnh thoảng phụ huynh có thể cùng con kiểm tra tài khoản, điện thoại và máy tính của con để con thấy cha mẹ luôn quan tâm, bảo vệ, đồng thời hướng dẫn con cách thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn.

Ở lứa tuổi thiếu nhi, trẻ không nên lập tài khoản cá nhân trên mạng xã hội mà chỉ nên sử dụng Internet để tham khảo học tập, học hỏi kỹ năng sống, vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi, không nên tò mò truy cập vào những trang mạng có nội dung xấu, tiêu cực. Bên cạnh đó, cần lưu ý: không kết bạn với những đối tượng lạ; không chia sẻ, đăng tải những thông tin thể hiện tâm trạng, cảm xúc nhất thời của mình; biết cách báo xấu khi nhận thấy thông tin không chính xác, đồng thời thông báo với cha mẹ, nhà trường và cơ quan chức năng khi thấy có dấu hiệu nguy hại...

Ngoài ra, con cái sẽ bị ảnh hưởng bởi thói quen sử dụng mạng xã hội của cha mẹ. Cha mẹ cũng cần nêu gương như không dành nhiều thời gian cho mạng xã hội.

Nhật Minh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Đại học Bách Khoa Hà Nội mở cổng đăng ký thi thử kỳ thi đánh giá tư duy

Đại học Bách Khoa Hà Nội mở cổng đăng ký thi thử kỳ thi đánh giá tư duy

1 năm trước

Ngày 30/3, Đại học Bách Khoa Hà Nội mở cổng đăng ký xét tuyển sớm theo phương thức xét tuyển tài năng và đăng ký thi thử kỳ thi đánh giá tư duy. Thí sinh đăng ký thi thử từ hôm nay đến...
Triển lãm gốm Nhật “Yakishime – Dáng hình của Đất”

Triển lãm gốm Nhật “Yakishime – Dáng hình của Đất”

1 năm trước

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, phối hợp cùng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, hân hạnh mang đến cho khán giả Hà Nội triển lãm gốm Nhật “Yakishime – Dáng hình của Đất”...
“Những đứa trẻ hạnh phúc” đến với học sinh Nghệ An

“Những đứa trẻ hạnh phúc” đến với học sinh Nghệ An

1 năm trước

Chiều 30/3, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An diễn ra lễ phát động Chương trình "Những đứa trẻ hạnh phúc", trao tặng 1.000 suất học bổng trị giá 5 tỷ đồng.