THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 12:45

Giao lưu ra mắt tự truyện “3000 ngày trên đất Nhật”

01/02/2023 | 20:39
Tại Sân khấu chính Phố sách Hà Nội vừa diễn ra buổi ra mắt cuốn tự truyện “3000 ngày trên đất Nhật” do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam tổ chức. Buổi giao lưu có sự hiện diện của tác giả Nguyễn Quốc Vương và Giám đốc Trung tâm tiếng Nhật Daruma Nihongo Nguyễn Bảo Ly.
 
Các diễn giả trong buổi giao lưu ra mắt tự truyện “3000 ngày trên đất Nhật”.

Các diễn giả trong buổi giao lưu ra mắt tự truyện “3000 ngày trên đất Nhật”.

Mở đầu buổi giao lưu là những chia sẻ từ Giám đốc NXB Phụ nữ- Khúc Thị Hoa Phượng, về con người và các tác phẩm của tác giả Nguyễn Quốc Vương. Chị tin rằng với cuốn tự truyện “3000 ngày trên đất Nhật” bạn đọc có thể được truyền cảm hứng từ tinh thần vươn lên không ngừng, khát khao học tập, sống có hoài bão trách nhiệm và niềm say mê với hoạt động đọc, phát triển văn hóa đọc, viết lách, và dịch thuật của anh.

“3000 ngày trên đất Nhật” là tác phẩm được tác giả Nguyễn Quốc Vương ngẫm ngợi đã lâu trước ngày chắp bút. Do đó, đây là cuốn sách lắng đọng lại những kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh nơi đất khách quê người. Anh chân thành hồi tưởng lại hành trình ấy của bản thân: từ những thử thách khi cần phải làm quen với môi trường mới, ngôn ngữ mới, cho đến nỗ lực gian truân nhằm đạt được sự tín nhiệm của thầy cô bản xứ- những công dân Nhật Bản tài năng song rất nghiêm khắc và kiệm lời.

Đời sống xa xứ không phải lúc nào cũng thuận lợi: đã có lúc để sinh tồn, anh không có quyền từ chối các công việc tay chân nặng nhọc, gian khổ. Cũng có thời điểm, nỗi băn khoăn và sự mất phương hướng đã dồn được anh lên những tầng thượng của tòa nhà, để rồi bằng bản lĩnh tự thân, anh lại trấn tĩnh đi xuống để tiếp tục sống và đối mặt với cuộc sống.

Là một cựu du học sinh tại Nhật Bản, chị Nguyễn Bảo Ly rất đồng cảm với những điều tác giả Nguyễn Quốc Vương chia sẻ. Chị cũng đã từng có năm tháng tự tin rời Việt Nam với tấm bằng Tiếng Nhật N2 để rồi sang tới Nhật Bản lại vô cùng hoang mang khi chưa thể ngay lập tức giao tiếp lưu loát như kì vọng. Trong sinh hoạt thường ngày, những thói quen đã ăn sâu ở quê nhà như: vội vàng chen lấn khi lên xe bus cũng để lại những bài học quý giá cho chị - khi ánh mắt từ người Nhật giúp chị trấn tĩnh lại bản thân bằng câu hỏi “vì sao mình lại làm vậy?”. Để giờ đây khi về sinh sống và làm việc tại Việt Nam, chị đã gìn giữ được thói quen đặt câu hỏi ấy trước mỗi lời nói, hành vi thay vì hùa theo đám đông vô thức.

Từ chiêm nghiệm đời mình và những điều học được từ “đất nước mặt trời mọc”, tác giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng mỗi con người đều nên chú ý rèn luyện năng lực thích nghi, sức khỏe và ý chí.

Anh tâm sự để rèn luyện năng lực thích nghi thì cần dũng cảm sống đúng với những điều bản thân tin tưởng nhưng kèm theo là sống có trách nhiệm với lựa chọn đó. Anh nhận thấy nếu chúng ta không có trách nhiệm với lựa chọn của bản thân thì sẽ rất khó nhận được sự tin tưởng, ủng hộ từ những người xung quanh.

Đối với rèn luyện sức khỏe, anh nhận thấy người Nhật có lời khuyên sáng suốt là “ngủ sớm, dậy sớm và ăn sáng”. Là một tác giả rất quan tâm đến giáo dục (cuốn sách “Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản” của anh đoạt giải Sách Hay năm 2020), anh cảm thấy lo ngại khi biết các bạn học sinh, sinh viên ngày nay thức khuya, dậy muộn, ăn uống thất thường, ít khi đủ khả năng qua môn thể dục ở bậc Đại học trong lần học đầu tiên. Hệ quả là các bạn không đảm bảo đủ sức khỏe để học tập, nghiên cứu, làm việc. Nguyên nhân của vấn đề này do giáo dục thể chất và giáo dục ý thức tự chăm lo, rèn luyện thân thể trong gia đình và nhà trường chưa thực sự được coi trọng.

Khía cạnh tiếp theo mà mỗi chúng ta cần chăm lo là ý chí, tinh thần. Bí quyết được anh Vương bật mí nằm ở thói quen đọc sách. Nhờ có thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ, anh đã tích lũy được những hiểu biết tích cực, hữu ích về cuộc sống. Chính những hiểu biết ấy đã nâng tâm hồn anh lên và truyền thêm cho anh nghị lực sống khi phải đối mặt với nghịch cảnh. Cha anh cũng là người trân trọng việc đọc sách, nên giờ đây khi trở thành một người cha, anh cũng đang từng ngày lan truyền cảm hứng đọc sách ấy trong gia đình nhỏ với người vợ - người bạn tri kỷ, ba người con đáng yêu của mình và mở rộng ra là những buổi trò chuyện để phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Anh cho rằng nếu người lớn trong gia đình có thói quen đọc sách, thì trẻ em sẽ noi gương và sớm có thói quen bổ ích này.

Tự truyện “3000 ngày trên đất Nhật”.

Tự truyện “3000 ngày trên đất Nhật”.

Về tác giả, tác phẩm

Tác giả/dịch giả/diễn giả Nguyễn Quốc Vương sinh năm 1982 tại Bắc Giang, tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2004 và đã có 8 năm học tập, nghiên cứu về Giáo dục Lịch sử tại Nhật Bản.

Dành phần lớn thời gian cho công việc viết sách và dịch thuật, đến nay anh đã có hơn 80 đầu sách dịch và sách viết về nhiều lĩnh vực như: lịch sử học, văn hóa đọc, giáo dục trường học – được xuất bản. Đồng thời, anh còn là diễn giả sôi nổi ở lĩnh vực khuyến đọc tại Việt Nam.

Cuốn tự truyện “3000 ngày trên đất Nhật” là câu chuyện rất riêng của tác giả nhưng cũng gợi ra nhiều suy ngẫm cho người đọc. Nhất là với các bạn trẻ trên con đường tìm hướng đi mới cho bản thân, dám bước ra khỏi vùng an toàn để có được lối đi riêng.

Nguyễn Phú Hoàng Nam
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

5 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Combo sách “Sức khỏe và vẻ đẹp cho một nửa yêu thương”

Combo sách “Sức khỏe và vẻ đẹp cho một nửa yêu thương”

1 năm trước

Đây là những cuốn sách giúp bạn hiểu chi tiết về cách nước ép, sinh tố có thể cải thiện sức khỏe và hỗ trợ giảm cân, thải độc, phòng bệnh, sống lâu như thế nào, và những lợi...
Khát vọng phương Nam trong 'Ngày thơ Việt Nam' tại TP.HCM

Khát vọng phương Nam trong "Ngày thơ Việt Nam" tại TP.HCM

1 năm trước

Sau hai năm tạm ngưng vì đại dịch Covid-19, "Ngày Thơ Việt Nam" tại TP.HCM năm 2023 sẽ được tổ chức trong hai ngày 4- 5/2 tại khuôn viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM với chủ...
Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng của dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang

Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng của dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang

1 năm trước

Ngày 29/1, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng, đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh...
Vui xuân Quý Mão 2023 - Sắc thái văn hoá Bắc Ninh

Vui xuân Quý Mão 2023 - Sắc thái văn hoá Bắc Ninh

1 năm trước

Ngày 28/1, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình Vui xuân Quý Mão 2023 - Sắc thái văn hoá Bắc Ninh.