THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 04:18

Giao mùa Xuân - Hè, phòng ngừa trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp

08/04/2023 | 08:06
Virus hợp bào hô hấp (RSV) thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Nhiều trẻ đã gặp phải các biến chứng nặng khi không được phát hiện sớm và điều trị đúng.
PGS., TS. Lê Thị Hồng Hanh thăm khám cho bệnh nhi đang điều trị tại TT Trung tâm Hô hấp, Bệnh việnBV Nhi Trung ươngTƯ.

PGS., TS. Lê Thị Hồng Hanh thăm khám cho bệnh nhi đang điều trị tại TT Trung tâm Hô hấp, Bệnh việnBV Nhi Trung ươngTƯ.

Virus RSV có thể gây biến chứng nguy hiểm

Những ngày này, tại các bệnh viện như Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Nhi Trung ương quá tải bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp. Trẻ em mắc các bệnh về hô hấp phải nhập viện tăng mạnh. Riêng Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm tới giữa tháng 3 vừa qua ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm virus hợp bào hô hấp nhập viện, trong đó nhiều trẻ suy hô hấp và biến chứng sang viêm phổi, viêm tiểu phế quản, nhiều trẻ phải thở oxy, thậm chí có trẻ phải thở máy.

RSV là căn nguyên phổ biến toàn cầu gây ra các nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa Thu - Đông, hoặc Xuân - Hè. Triệu chứng của bệnh giống như cảm lạnh. Tuy nhiên, bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm tai giữa, bệnh hen suyễn, suy phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, ứ khí phổi... Trẻ sơ sinh có thể tím tái hoặc có cơn ngừng thở. RSV có 2 tuýp, tuýp 1 gây sốt cao, tiên lượng nặng; tuýp 2 gây sốt nhẹ, thậm chí không sốt. Bệnh nhân nhiễm RSV biến chứng nặng có nguy cơ tử vong, với tỷ lệ 2,8 - 22% trên toàn thế giới.

PGS., TS. Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Nhi trung ương) cho rằng, thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường, là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp phát triển và hoạt động mạnh, trong đó đứng đầu là virus hợp bào hô hấp. Đây là virus thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi, dễ gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suy hô hấp. Bệnh có các triệu chứng thông thường là hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ…

Còn theo PGS., TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, virus hợp bào hô hấp lây lan qua không khí, qua tiếp xúc với vật bị nhiễm virus, với các triệu chứng gồm sổ mũi, thở khò khè, thở nhanh, khó thở, ho và sốt. Những biến chứng của viêm tiểu phế quản do virus hợp bào hô hấp có thể kể đến là khoảng 20% trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa và khoảng 30% trẻ bị hen suyễn.

Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn cách phòng bệnh virus hợp bào hô hấp RSV.

Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn cách phòng bệnh virus hợp bào hô hấp RSV.

Nhận biết triệu chứng và phòng nhiễm RSV cho trẻ

Virus RSV có thể tồn tại trên bề mặt của đồ vật như quần áo hơn 6 giờ. Nó cũng có thể sống trên bàn tay đến hơn 1 giờ. Trẻ khi bị nhiễm virus RSV có thể sau khoảng 2 - 8 ngày mới có triệu chứng. Với khả năng sống và tồn tại như vậy, các nguyên nhân gây nhiễm virus RSV chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh như: bắt tay, ho hoặc hắt hơi; Tiếp xúc gián tiếp với đồ vật có chứa virus như: quần áo, đồ chơi, vật dụng của trẻ hoặc người bị bệnh bằng cách chạm và cho đồ vật vào miệng.

Khi virus RSV đi vào hệ hô hấp trên của trẻ (mũi, họng) có thể gây ra các triệu chứng nhẹ và giống cảm lạnh như: Hoho, đau họng nhẹ, sau đó ho nặng, ho dữ dội. ; Sổ sổ mũi, nghẹt mũi. ; Khó khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường, thở khò khè. ; Đau đau tai. ; Sốt sốt lúc bắt đầu bệnh.

Ngoài ra, trẻ bị nhiễm virus RSV có thể còn có các triệu chứng khác như: Hay hay cáu, quấy khóc, khó chịu. , Mệt mệt mỏi, lờ đờ, buồn ngủ, ngủ không ngon. , Giảm giảm sự hứng thú với môi trường xung quanh. , Bú bú kém hoặc biếng ăn.

Khi trẻ nhiễm RSV tại nhà, cha mẹ cần chăm sóc cẩn thận: . Tùy từng giai đoạn của bệnh, nếu bị nhẹ nhàng trẻ chỉ có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên, cha mẹ tự chăm sóc con tại nhà bằng các biện pháp dinh dưỡng đầy đủ, trong giai đoạn trẻ đang bú ăn sữa mẹ thì cần được bú mẹ đầy đủ. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần được sát khuẩn thường xuyên, trẻ được vệ sinh mũi họng cho trẻ hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Nên được cách ly trẻ nhiễm RSV với những trẻ khác để tránh lây nhiễm bệnh. Không nên đóng kín cửa, nên mở cửa sổ để lưu thông không khí giúp hạn chế lây nhiễm virus.

Cha mẹ nên theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ nếu ho, sốt tăng nặng hay xuất hiện các dấu hiệu nặng nghiêm trọng như::  trẻ bỏ bú, ăn kém, thở nhanh rút lõm lồng ngực, tím tái, sốt cao, co giật, cha mẹ cần đưa trẻ con đến ngay cơ sơ y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Khi trẻ có các dấu hiệu tăng nặng, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời. Ảnh minh họa

Khi trẻ có các dấu hiệu tăng nặng, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời. Ảnh minh họa

Phòng bệnh cho trẻ bằng cách nào?

Đến nay, vẫn chưa có vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp, tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ nhiễm hoặc lây nhiễm bệnh bằng cách:

- Ngay từ khi mang thai, cần chăm sóc bà mẹ, để đảm bảo trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân và khỏe mạnh.

- Cho trẻ bú sớm, ngay sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 tuổi.

- Cho trẻ ăn dặm đúng phương pháp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

- Môi trường sống trong lành, không có khói, bụi, khói thuốc lá.

- Làm sạch và khử trùng các bề mặt mà trẻ thường xuyên chạm vào.

- Vệ sinh mũi họng thường xuyên: nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí lý (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng nước muối sinh lý.

- Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường,.

- Hạn chế cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm hoặc đêm lạnh, nếu bắt buộc ra ngoài phải đeo khẩu trang, giữ ấm cho trẻ.

- Tránh tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn, bắt tay, dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống… với người khác nếu bạn hoặc họ bị bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Đối với trẻ lớn, thực hiện 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

- Tiêm các vaccine phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Hồng Trần
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
5 câu ba mẹ nói lúc tức giận sẽ làm con tổn thương

5 câu ba mẹ nói lúc tức giận sẽ làm con tổn thương

1 năm trước

Trong lúc bực mình, bố mẹ có thể nói ra một số câu chỉ để hạ hoả nhưng lại mang đến tác động xấu đối với tâm lý của trẻ.
Lây thủy đậu từ mẹ, bé 27 ngày tuổi biến chứng nặng

Lây thủy đậu từ mẹ, bé 27 ngày tuổi biến chứng nặng

1 năm trước

Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một trẻ sơ sinh (27 ngày tuổi, ở Bắc Giang) mắc bệnh thủy đậu gây biến chứng nặng do lây từ mẹ sang.
Bé sơ sinh bị ngộ độc thuốc trầm cảm từ mẹ

Bé sơ sinh bị ngộ độc thuốc trầm cảm từ mẹ

1 năm trước

Qua khai thác tiền sử, mẹ bé đã điều trị trầm cảm 2 năm nay. Hiện sản phụ vẫn sử dụng thuốc theo đơn.