CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 05 NĂM 2024 01:43

Giấy khen chưa phải thước đo sự phát triển toàn diện

27/07/2020 | 15:16
Khi giấy khen được phát đại trà
 
Mấy ngày gần đây, dư luận dậy sóng về bức ảnh cả lớp giơ giấy khen chụp hình lưu niệm, chỉ duy nhất một cậu bé không có. Cộng đồng mạng chỉ trích việc thầy cô gây tổn thương cho đứa trẻ khi biến cậu trở thành cá biệt, lạc lõng, thậm chí tủi hổ. Tác dụng của cái giấy khen cũng được bàn đến rất nhiều.
 
Phát giấy khen cuối năm học là truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam suốt nhiều thập kỷ qua. Vài chục năm trước, chúng tôi, những người mà con cái đều sắp bước vào tuổi thành niên, đã rất hạnh phúc và tự hào khi nhận được giấy khen. 
 
Nhưng ở thời này, cũng phải chục năm nay rồi, giấy khen đã được phổ cập, được phát đại trà cho học sinh, không có lưu ban và mọi đứa trẻ đều hoàn thành nhiệm vụ đến hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trẻ nào không có giấy khen mới là đặc biệt, thậm chí cá biệt. Trẻ nhận giấy khen bây giờ thiếu cảm xúc, tự hào khi nhận, có chăng chỉ để hài lòng cha mẹ.
 
Cuối năm học, dịp tổng kết là dịp để cha mẹ hồi hộp, hào hứng đợi kết quả học tập của con mình. Sẽ có nhiều phụ huynh bị sốc vì điểm số con em không được như mong muốn, nhiều người lại thấy hãnh diện, thay vì chung vui với thành công bước đầu của con hay chia sẻ cùng con về thất bại đầu đời. 
 

Nụ cười hạnh phúc. Ảnh minh họa KT
 
Ý nghĩa của hạnh phúc
 
Khi nói tới những đứa trẻ, điều phần lớn bố mẹ nghĩ không phải là niềm vui hay niềm hạnh phúc của chúng, mà thường là “sự thành công” và “những thành tích” mà trẻ đạt được. Cha mẹ nghĩ về những “cột mốc”, những sự kiện quan trọng, ngày con đi học mẫu giáo, ngày con tốt nghiệp, ngày con nhận được giấy khen đầu tiên…
 
Cha mẹ nghĩ nhiều về những thứ như một trường có tiếng tăm, cơ sở vật chất hoàn hảo, phương pháp giáo dục thời thượng…, không phải vì nếu học ở đó con chúng ta sẽ hạnh phúc, mà là vì hi vọng môi trường đó sẽ giúp con được “phát triển toàn diện” mọi mặt thể chất, trí tuệ, kỹ năng xã hội...
 
Cha mẹ nghĩ về những lớp học thêm, lớp học năng khiếu, ngoại ngữ…, không phải vì nếu đi học bọn trẻ sẽ hạnh phúc, mà vì hi vọng các lớp học đó sẽ giúp con phát huy triệt để khả năng để thành tài. Người lớn nghĩ về những khó khăn, trở ngại, về sự bám riết của con lúc còn nhỏ, về sự ngang bướng của con lúc dậy thì hay sự bất cần của chúng khi trưởng thành, những điều khiến cho việc làm cha mẹ bị coi là một công việc nặng nhọc và kiệt sức. 


Tuổi thơ có vô cùng nhiều điều quan trọng hơn tấm giấy khen. Ảnh minh họa KT 

 Trẻ lớn lên với một lịch trình dày đặc, một kịch bản dựng sẵn tỉ mỉ tới từng hoạt động. Chúng lớn lên với các “kế hoạch”, “mục tiêu”, các lớp học, các sắp đặt. Đã qua rồi cái thời, trẻ con được tự do vui chơi và sáng tạo ra thứ gì đó của riêng mình. Rất nhiều đứa trẻ hiện nay đơn giản là lớn lên theo một kịch bản được viết sẵn bởi bố mẹ. Đó là một thiệt thòi vô cùng lớn lao. Bởi vì, ý nghĩa trọn vẹn và ngọt ngào nhất của tuổi thơ, đó chính là hạnh phúc!

 
Tôi nhớ mãi một tâm sự: Trong khi có những mẹ háo hức khoe kết quả toàn điểm 10 của con, thì đâu đó, cũng không hề ít các mẹ phải đối mặt với việc con mình có nguy cơ ở lại lớp, thậm chí nhiều con có vấn đề về sức khỏe tâm thần, chậm phát triển trí tuệ…
 
Các con chưa đáng để phải chứng kiến cảnh mình khác biệt về kết quả học tập, chưa đáng bị ăn roi hay kể cả nhẹ nhàng hơn là nhìn mẹ stress về việc học của mình. Chỉ một nỗi buồn nho nhỏ khi nhận ra mình nhầm phép tính trong bài giải, đủ để nhận ra mình sẽ phải cẩn thận hơn khi làm bài, vậy là đủ rồi. Tuổi thơ, có vô cùng nhiều điều quan trọng hơn tấm giấy khen. 
 Cha mẹ nghĩ về những lớp học thêm, lớp học năng khiếu, ngoại ngữ…, không phải vì nếu đi học bọn trẻ sẽ hạnh phúc, mà vì hi vọng các lớp học đó sẽ giúp con phát huy triệt để khả năng.
Người lớn đang đặt kì vọng, đặt ước mơ, hoài bão quá lớn trên những đôi vai nhỏ bé của các con. Cha mẹ nào cũng yêu cầu, đòi hỏi con phải giỏi đều tất cả các môn học, hay thi giữa kì, cuối kì đều phải đạt điểm cao. Chính những đòi hỏi đó của những ông bố bà mẹ đã tạo áp lực và gánh nặng cho con ngay từ những buổi đầu các con vừa mới chập chững bước vào con đường học tập.
 
Mà nhân cách trẻ em hình thành thế nào, chắc chắn có một phần lớn do người lớn đối xử và làm gương. Gần đây, vấn đề học chữ hay học làm người, hoặc giữa hai cái này cần học cái nào trước, cái nào sau rất được quan tâm. Con trẻ rất mong manh, dễ vỡ khi người lớn lấy điểm thi và giấy khen mà đo lòng con trẻ. 
 
Một đứa trẻ được phát triển toàn diện không nhất thiết phải cố gắng học chạy theo điểm để lấy giấy khen. Mỗi đứa trẻ có một khả năng và bất cứ một cố gắng nào của trẻ ở các khả năng khác nhau đều đáng được trân trọng như nhau.
 
Trẻ em được đặt ở vị trí trung tâm, phụ huynh xem con là những cá nhân riêng biệt thay vì là "phần mở rộng" của chính bản thân mình. Thành công không đảm bảo hạnh phúc, nhưng hạnh phúc có thể nuôi dưỡng thành công. Phụ huynh cần kiềm chế sự lo lắng, căng thẳng và những mong đợi khi nuôi dạy con, định nghĩa lại về sự phát triển toàn diện cho con cũng như các quan niệm về thành công và hạnh phúc.
 Các con chưa đáng để phải chứng kiến cảnh mình khác biệt về kết quả học tập, chưa đáng bị ăn roi hay kể cả nhẹ nhàng hơn là nhìn mẹ stress về việc học của mình. Chỉ một nỗi buồn nho nhỏ khi nhận ra mình nhầm phép tính trong bài giải, đủ để nhận ra mình sẽ phải cẩn thận hơn khi làm bài, vậy là đủ rồi. Tuổi thơ, có vô cùng nhiều điều quan trọng hơn tấm giấy khen. 
 

Nam Trần/GĐTE

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

5 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...