THỨ SÁU, NGÀY 10 THÁNG 05 NĂM 2024 02:37

Giúp trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực

06/10/2023 | 10:43
Không kiểm soát được cảm xúc của bản thân, nhất là những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến trẻ dễ nóng nảy, buồn bực, tâm lý bất ổn. Cha mẹ nên làm gì để dạy con biết cách kiềm chế cảm xúc, hình thành lối ứng xử tốt đẹp và hoà nhập với mọi người tốt hơn.
Trẻ thích thú với thiền sẽ giúp có sự bình an trong tâm trí.

Trẻ thích thú với thiền sẽ giúp có sự bình an trong tâm trí.

Thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thiếu kiềm chế

Trẻ hay nóng tính, cáu giận và dễ kích động có thể do môi trường sống, sự giáo dục, bản tính bẩm sinh. Thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến sự thiếu kiềm chế ở trẻ. Khi nhu cầu, sở thích của trẻ không được đáp ứng, thì những hành vi nóng nảy, thiếu hợp tác với người lớn, không kiểm soát... xuất hiện ở trẻ.

Trẻ thiếu khả năng kiềm chế cảm xúc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này. Vì thế, dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc là việc vô cùng quan trọng và cần thiết.

Ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển nhân cách, trẻ thường chịu tác động, ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, đặc biệt là gia đình. Nguyên nhân chủ yếu của việc trẻ thiếu kỹ năng kiểm soát các hành vi tiêu cực thường do được gia đình nuông chiều, ảnh hưởng từ môi trường sống, sự giáo dục. Cảm xúc của trẻ có thể khác nhau trong những tình huống cụ thể, nhưng khi trẻ có biểu hiện nóng nảy, thiếu kiềm chế, người lớn phải tìm cách hạn chế, định hướng trẻ trở về với quỹ đạo phát triển bình thường, để không hình thành thói quen dẫn tới hành vi có tính chất hung hãn. Ngược lại, nếu người lớn lơ là, không chấn chỉnh kịp thời, thậm chí là cổ vũ cho trẻ thì sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường về sau.

Ðại học Duke (New Zealand) đã tiến hành cuộc nghiên cứu theo dõi 1.000 trẻ từ khi chào đời đến tuổi 30. Kết quả cho thấy, trẻ thiếu khả năng kiểm soát khi lớn lên dễ sa ngã như bỏ học ở trường, hút thuốc... và khó thành công hơn những trẻ bình thường.

Không chỉ với trẻ, việc biết cách kiềm chế cảm xúc đúng lúc, đúng chỗ cũng mang lại hiệu quả tích cực với cả người lớn. Một người biết cách tiết chế, cân bằng cảm xúc sẽ dễ thăng tiến hơn, tránh được  cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.

Giúp con kiềm chế cảm xúc, làm chủ chính mình

Giúp con nhận diện các trạng thái cảm xúc: Cha mẹ cần trang bị cho con kiến thức về các trạng thái cảm xúc như vui, buồn, giận dữ, sợ hãi. Từ đó, cha mẹ dạy con cách ứng xử với từng tình huống, từng cung bậc cảm xúc, biết cách điều tiết khi những cảm xúc này thể hiện thái quá. Không phải một thời gian ngắn là có thể thay đổi nhược điểm này, mà bố mẹ và con cần kiên trì, dần dần trẻ sẽ có chuyển biến tích cực.

Bố mẹ tự thay đổi mình và biết điều tiết cảm xúc của bản thân: Muốn con kiềm chế cảm xúc tốt,  đầu tiên bố mẹ phải bình tĩnh và tiết chế ở mọi nơi. Cha mẹ nổi nóng, trẻ sẽ nghĩ đó là hành vi đúng đắn khi không hài lòng và trẻ sẽ bắt chước. Khi cha mẹ bình tĩnh và giải quyết tình huống theo hướng tích cực, con sẽ quan sát và học theo.

Cho con thấy hậu quả của việc không biết điều tiết cảm xúc ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào. Tuy nhiên không chỉ trích về những cơn giận của con vì đó chỉ là những cảm xúc tự nhiên của con người. Thay vào đó, cha mẹ dạy con những điều con nên làm khi con cảm thấy tức giận, giúp con có cách ứng xử tích cực, sáng suốt. Phân tích cho trẻ hiểu cảm giác tức giận là do cảm xúc tiêu cực gây nên để từ đó con có một tâm lý tốt nhất và dần kiểm soát hành vi của bản thân khi con có cảm xúc tích cực.

Bố mẹ tự thay đổi mình và tránh nóng giận trước mặt con.

Bố mẹ tự thay đổi mình và tránh nóng giận trước mặt con.

Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cơn tức giận: Khả năng chịu đựng kém có thể gây ra những bất đồng, xung đột không đáng có. Hãy dạy trẻ khả năng biết kìm chế cơn giận của mình một cách lành mạnh. Ví dụ hít thở thật sâu, đi bộ xung quanh nhà hoặc ở một nơi an toàn, yên tĩnh, để giải tỏa giận dữ, giúp con lắng dịu, bình tĩnh hơn. Thậm chí, có thể tạo ra một số công cụ giúp trẻ thư giãn. Ðiều này dạy cho trẻ thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ theo cách lành mạnh, không gây tổn thương. Khi trẻ lấy lại được trạng thái bình thường, hãy nói cho trẻ biết con đã làm rất tốt việc kiểm soát cảm xúc của mình thông qua sự bình tĩnh.

Kỹ năng giải quyết vấn đề ảnh hưởng nhiều đến sự kiềm chế cảm xúc: Dạy trẻ giải quyết tình huống qua việc đóng kịch và cho trẻ trải nghiệm các tình huống thực tế là phương pháp hiệu quả để dạy con kiềm chế cảm xúc. Bố mẹ và con cùng vào vai những nhân vật nào đó và cùng thảo luận với trẻ về những kịch bản “Nếu con là nhân vật đó con sẽ làm thế nào?”. Bố mẹ và con đưa ra ý kiến và thảo luận. Hãy để con hiểu rằng, những cách con giải quyết vấn đề là rất quan trọng trong mọi tình huống.

Ðừng quá nhân nhượng khi con nổi giận: Thi thoảng, trẻ sẽ làm ầm lên để bố mẹ chiều theo chúng. Sự nhân nhượng của cha mẹ sẽ trấn an được trẻ trong thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài, vấn đề sẽ trở nên tệ hơn. Nếu con bạn tức giận đập vỡ thứ gì, hãy bảo con sửa lại hoặc làm việc nhà để kiếm tiền sửa đồ. Ðừng trao lại đặc quyền cho con nếu con chưa khắc phục hậu quả. Dạy dỗ thường xuyên để con hiểu rằng chúng không được quấy phá hay hỗn hào, nếu phá luật trẻ sẽ bị phạt.

Dạy con ngồi thiền: Thiền giúp cho bản thân tỉnh thức hơn, nhìn nhận những vấn đề trong cuộc sống tốt hơn. Thiền giúp rà soát lại mọi vấn đề, khiến tâm trí lắng xuống để nhìn nhận lại sự việc một cách từ tốn hơn. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ đến với thiền, từ đó giúp con có sự bình an trong tâm trí.

Bằng việc hình thành cho con các thói quen tự kiểm soát bản thân từ nhỏ, cha mẹ sẽ trở thành người đồng hành, giúp con trẻ đưa ra được những quyết định thích hợp và biết phản ứng bình tĩnh trước các tình huống hoặc khó khăn trong cuộc sống.

Cường Việt
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Hà Nội: Người mẹ là sinh viên bỏ con trai gần 1 tháng tuổi trước nhà dân

Hà Nội: Người mẹ là sinh viên bỏ con trai gần 1 tháng tuổi trước nhà dân

7 tháng trước

Mới đây, theo thông tin từ UBND Thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) cho biết trên địa bàn phát hiện một trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trước cửa nhà dân.
Hà Nội: Yêu cầu đưa trò chơi dân gian vào tất cả các trường học

Hà Nội: Yêu cầu đưa trò chơi dân gian vào tất cả các trường học

7 tháng trước

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn đều phải đưa trò chơi dân gian vào trong nhà trường. Việc tổ chức các trò chơi dân gian phải đảm bảo...
4 món đồ nội thất trong nhà tiềm ẩn nguy cơ với trẻ nhỏ

4 món đồ nội thất trong nhà tiềm ẩn nguy cơ với trẻ nhỏ

7 tháng trước

Có một số món đồ nội thất trong nhà gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ mà cha mẹ không ngờ tới được, biết sớm để đề phòng cho con mình.