THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 10:27

Hà Nội: Dự báo số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng

12/12/2022 | 17:59
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) ghi nhận trên địa bàn Thành phố giảm so với tuần trước đó. Tuy nhiên, số ca mắc mới vẫn ở mức cao, đặc biệt có thêm 2 trường hợp tử vong.

CDC Hà Nội cho biết, tuần qua (từ ngày 2 đến 9/12), trên địa bàn TP ghi nhận 1.309 ca mắc SXH (giảm 9% so với tuần trước). Bệnh nhân ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã; trong đó, một số đơn vị có số mắc cao như: Hà Đông (186 ca), Đống Đa (114 ca), Thường Tín (104 ca), Hoàng Mai (98 ca), Thanh Trì (87 ca), Phú Xuyên (82 ca), Phúc Thọ (80 ca).

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 17.623 ca mắc SXH (tăng gấp 5,3 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 23 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 567/579 xã, phường, thị trấn. Tuýp virus Dengue lưu hành đã xác định được là DENV1 và DENV2, DENV4.

Cũng trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 42 ổ SXH mới tại 11 quận, huyện: Đống Đa (13), Thanh Trì (12), Hai Bà Trưng (4), Hà Đông (3), Thanh Xuân (2), Bắc Từ Liêm (2), Hoài Đức (2), Hoàng Mai (1), Đông Anh (1), Mê Linh (1), Phúc Thọ (1).

Phun thuốc diệt muỗi tại xã Cổ Bi (huyện Gia Lâm). Ảnh hanoimoi.com.vn

Phun thuốc diệt muỗi tại xã Cổ Bi (huyện Gia Lâm). Ảnh hanoimoi.com.vn

Như vậy, từ đầu năm 2022 cho đến nay đã ghi nhận 1.361 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hiện tại còn 143 ổ dịch đang hoạt động, tại 21 quận, huyện.

Theo CDC Hà Nội, tuần qua, số ca mắc SXH ghi nhận giảm so với tuần trước đó. Tuy nhiên, số ca mắc mới vẫn ở mức cao, đặc biệt là có thêm 2 trường hợp tử vong. Dự báo, số mắc SXH có thể tiếp tục ghi nhận ở mức cao trong thời gian tới, nguy cơ ghi nhận nhiều bệnh nhân nặng và tử vong.

CDC Hà Nội khuyến cáo cần tiếp tục tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh SXH tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao, từ đó, triển khai hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời. Riêng tại địa phương cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống SXH.

PV
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị rối loạn cảm xúc ở trẻ em

1 năm trước

Theo các chuyên gia tâm lý, rối loạn cảm xúc ở trẻ đặc trưng bởi tâm trạng bất ổn, thất thường, giảm khả năng tập trung, dễ xung đột với gia đình và bạn bè.
Làm sao để không kiệt sức khi nuôi con nhỏ?

Làm sao để không kiệt sức khi nuôi con nhỏ?

1 năm trước

Cha mẹ kiệt sức khi mất niềm vui trong vai trò của mình, cảm thấy không yêu con, chán nản, mệt mỏi.
Điếc bẩm sinh ở trẻ em, làm sao để phát hiện?

Điếc bẩm sinh ở trẻ em, làm sao để phát hiện?

1 năm trước

Theo thống kê, cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có từ 1 - 3 trẻ bị điếc bẩm sinh. Khiếm khuyết này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt xã hội, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, đặc biệt...
Nguy cơ gây hại sức khỏe trẻ em từ đồ ăn nhanh

Nguy cơ gây hại sức khỏe trẻ em từ đồ ăn nhanh

1 năm trước

Vì tính tiện lợi của thực phẩm ăn nhanh (fast food) mà nhiều cha mẹ "tặc lưỡi" cho con ăn thường xuyên, bỏ qua những cảnh báo về nguy cơ gây hại đến sức khỏe cho trẻ.