THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 08:11

Hàng chục ngàn học sinh cả nước “Nói không với nhựa dùng một lần”

02/11/2021 | 06:01
Tháng hành động “Nói không với nhựa dùng một lần” diễn ra từ ngày 15/10 đến 30/11/2021, các trường học có thể tự chọn một tuần lễ bất kỳ để phát động phong trào thi đua giữa các khối, các lớp. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, các em học sinh được khuyến khích tập sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như ống hút inox, bình nước thay thế cho các sản phẩm làm từ nhựa sử dụng một lần.

Lễ phát động Tháng hành động do Bộ Tài nguyên và Môi trường và nhãn hàng Nestlé MILO phối hợp tổ chức vừa diễn ra sáng 1/11/2021 tại Trường THCS Trương Công Giai (Quận Cầu Giấy, Hà Nội), cùng sự tham gia của hàng chục ngàn học sinh tại 1.500 trường học khác trên cả nước.

Đại diện Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường và Nestlé MILO trao tặng thùng rác và trụ bóng rổ tái chế từ vỏ hộp sữa thân thiện môi trường. Ảnh : BTC

Đại diện Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường và Nestlé MILO trao tặng thùng rác và trụ bóng rổ tái chế từ vỏ hộp sữa thân thiện môi trường. Ảnh : BTC

Chương trình khuyến khích xây dựng thói quen tiêu dùng xanh và tái chế đồ dùng cho các em học sinh, góp phần tạo nên một Việt Nam năng động và xanh. Đây cũng là giai đoạn tiếp theo trong khuôn khổ chiến dịch “Nói không với ống hút nhựa” do Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai từ tháng 6 vừa qua.

Hưởng ứng thông điệp từ Liên Hợp Quốc, cùng chung nỗ lực giảm thiểu chất thải nhựa, Chính phủ Việt Nam đã tham gia tích cực, đề xuất các cơ chế hợp tác toàn cầu và khu vực về giảm rác thải nhựa tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng ở Canada, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Việt Nam năm 2018 và Diễn đàn kinh tế thế giới Davos năm 2019. Việt Nam cũng tiên phong triển khai nhiều chương trình hành động cụ thể nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa và nhận được sự hưởng ứng tích cực của toàn xã hội. Đến nay, nhận thức của người dân, xã hội về các tác hại và giải pháp giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, ô nhiễm từ chất thải nhựa đã được nâng cao. Nhiều sáng kiến, hành động chống rác thải nhựa, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ phương thức sản xuất và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.

Theo Alphanam Green Foundation – một Quỹ hoạt động vì môi trường - ống hút nhựa được sản xuất từ những nguyên liệu rất phức tạp, không chỉ có nhựa phế thải mà đôi khi còn có cả nhựa y tế, nhựa nhập khẩu không rõ nguồn gốc. Những loại nhựa này nếu không được xử lý kỹ dễ gây ra bệnh về khoang miệng cho người sử dụng, thậm chí có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong khi đó, ống hút nhựa hiện là loại rác thải nhựa phổ biến, xếp thứ 6 trong các loại rác khó phân huỷ, được tiêu thụ nhiều chỉ sau túi nylon. Loại rác thải này cần từ 200 - 500 năm để phân rã và hàng trăm, ngàn năm tiếp theo đó để phân hủy sinh học hoàn toàn.

Trong các loại ống hút được làm từ nguyên vật liệu thân thiện hơn với môi trường, mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Ống hút inox, ống hút tre, ống hút thủy tinh… có thể tái sử dụng và thích hợp với cá nhân, sau khi dùng xong thì cần vệ sinh để sử dụng tiếp. Ống hút làm từ cỏ, bột gạo là những loại dùng được một lần và dễ phân hủy khi ra môi trường, hiện đang chủ yếu được sản xuất thủ công.

Ống hút giấy vẫn còn một vài nhược điểm nhất định (dễ mềm, người tiêu dùng chưa quen với cách sử dụng), tuy nhiên xét về tính chất của việc đóng gói, vận chuyển thì đây là lựa chọn phù hợp nhất trong thời điểm hiện tại. Ống hút giấy cũng rất thân thiện với môi trường khi chỉ mất từ 6 đến 12 tuần để phân hủy.

Chương trình sinh hoạt tại một trường mầm non với chủ đề Chống rác thải nhựa. Ảnh : ST

Chương trình sinh hoạt tại một trường mầm non với chủ đề "Chống rác thải nhựa". Ảnh : ST

Phát biểu tại lễ phát động, ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Trước vấn nạn ô nhiễm trắng từ rác thải nhựa dùng một lần, Liên hợp quốc chính thức kêu gọi các quốc gia chung tay hành động. Thủ tướng Chính phủ cũng chính thức phát động Phong trào “Chống rác thải nhựa” từ tháng 6/2019. Rất nhiều doanh nghiệp đã tích cực tham gia hưởng ứng, có thể kể đến việc tiên phong thay thế ống hút nhựa bằng ống hút giấy trên các sản phẩm uống liền của các nhãn hàng. Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký chương trình phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo với trọng tâm là tuyên truyền giáo dục cho các em học sinh về bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa trong các trường học. Cùng với Tháng hành động “Nói không với nhựa dùng một lần”, chúng tôi mong muốn sẽ có nhiều hơn những hoạt động và ý tưởng sáng tạo để giảm thiểu nhựa dùng một lần. Chúng tôi tin tưởng rằng với sự tham gia và hành động cụ thể, các thầy cô và các em học sinh sẽ truyền cảm hứng về thói quen tiêu dùng xanh và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.”

Ông Vũ Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường tin rằng các thầy cô và các em học sinh sẽ truyền cảm hứng về thói quen tiêu dùng xanh và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Ảnh : BTC

Ông Vũ Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường tin rằng các thầy cô và các em học sinh sẽ truyền cảm hứng về thói quen tiêu dùng xanh và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Ảnh : BTC

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó hiệu trưởng Trường THCS Trương Công Giai (Hà Nội) đánh giá: “Tôi rất trăn trở khi các em học sinh vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ suy thoái môi trường sống hàng ngày. Trong những ngày qua, tôi rất vui mừng vì qua các tiết học về giáo dục môi trường, nhiều em học sinh của Trường THCS Trương Công Giai đã thể hiện quyết tâm bảo vệ môi trường bằng nhiều việc làm thiết thực như trình bày cách làm sản phẩm tái chế, thuyết trình đề xuất những ý tưởng cụ thể để bảo vệ môi trường. Tôi hy vọng tất cả sẽ được chuyển tải và thực hành trong cuộc sống hàng ngày của các em và gia đình, vì một tương lai tươi sáng hơn cho môi trường của chúng ta.”

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giám đốc ngành hàng đơn vị tài trợ chia sẻ: “Hơn 25 năm đồng hành cùng các thế hệ trẻ em và học sinh Việt Nam, chúng tôi trăn trở muốn tạo ra những sân chơi năng động và xanh để trẻ được thỏa sức vận động và phát triển toàn diện. Với quy mô diễn ra tại 1.500 trường học trên cả nước, chúng tôi kỳ vọng chương trình này sẽ truyền cảm hứng về sự thay đổi tích cực trong thói quen tiêu dùng và chúng tôi nỗ lực chung tay cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các trường học để hiện thực hóa điều đó. Những hành động dù nhỏ nhưng thiết thực của hôm nay sẽ tạo nên những ảnh hưởng tích cực lớn trong tương lai, nếu tất cả chúng ta cùng chung tay hành động vì môi trường.

Song song với lễ phát động Tháng “Nói không với nhựa dùng một lần” cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường, sẽ có 2 cuộc thi hấp dẫn dành cho các bạn nhỏ tại 1.500 trường học nói trên.

Trong cuộc thi “Sáng tạo sáng tác nội dung truyện tranh - Đặc vụ ống hút giấy” diễn ra từ ngày 1/11 đến 15/11, các em học sinh sẽ tô màu, vẽ tranh và sáng tác nội dung theo bộ truyện tranh cùng tên được hợp tác phát hành bởi Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường và nhãn hàng tài trợ.

Còn với cuộc thi “Sáng tạo mô hình tái chế” diễn ra từ ngày 15/11 đến 30/11, các bạn nhỏ sẽ được thỏa sức sáng tạo, sử dụng những những vật dụng được dùng mỗi ngày ở nhà để tái chế thành những sản phẩm có ích khác.

 

Kiều Lam
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

5 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Người gieo giấc mơ cho trẻ em nghèo vùng cao

Người gieo giấc mơ cho trẻ em nghèo vùng cao

2 năm trước

7 năm vượt qua bao gian khó, anh Quý đã xây được hơn 150 ngôi trường mới kiên cố, vững chắc, nâng bước chân tới trường cho bao em nhỏ. Anh Quý tin rằng, xây trường học thiện nguyện là...
95% trẻ em dưới 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện

95% trẻ em dưới 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện

2 năm trước

Đến 2030, 95% trẻ em dưới 8 tuổi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện là một trong các mục tiêu quan trọng trong Chương trình...