THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 06:46

Hệ lụy khi trẻ em thiếu ngủ

18/06/2023 | 15:04
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ em. Trẻ bị mất ngủ nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, sức đề kháng, khả năng nhận thức và học tập. Vì thế, khi trẻ mất ngủ, cha mẹ cần nhanh chóng điều trị, tránh để tình trạng này kéo dài.
Trẻ ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất lẫn tinh thần.

Trẻ ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất lẫn tinh thần.

Trẻ em cần nhiều thời gian để ngủ hơn so với người lớn

Do cơ thể đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ nên trẻ em cần nhiều thời gian để ngủ hơn so với người lớn. Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 10-12 tiếng mỗi ngày; trẻ em từ 6 tuổi cần ngủ 8-10 tiếng; trẻ từ 10-18 tuổi cần ngủ 8-9 tiếng để phát triển tốt cả thể chất lẫn tinh thần.

Mất ngủ ở trẻ em là tình trạng trẻ tỉnh táo khi đến giờ đi ngủ, khó đi vào giấc ngủ hoặc thường thức dậy trong đêm. Trẻ bị mất ngủ cũng có thể thức dậy rất sớm. Nếu tình trạng thiếu ngủ lâu dài mà không được can thiệp kịp thời trẻ sẽ: Dễ buồn chán, cáu gắt, nổi loạn, trầm cảm; Giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ ngắn hạn và dài hạn, ảnh hưởng nhiều đến khả năng học tập; Luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ thường xuyên.

Những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nhiều hệ lụy khi trẻ không được ngủ đủ giờ. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đăng trên tạp chí The Lancet Child & Adolescent Health (tháng 8/2022), trẻ ở độ tuổi tiểu học thường xuyên ngủ ít hơn 9 giờ mỗi tối có thể gặp vấn đề về nhận thức và tinh thần như trầm cảm, lo lắng, khó nhớ, khó giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Ðáng lưu ý, khi chụp vỏ não của những trẻ ngủ ít giờ, người ta nhận thấy não của trẻ ít chất xám hơn và một số vùng não cũng nhỏ hơn so với trẻ ngủ đủ giờ.

Vì vậy, nếu trẻ lúc nào cũng mệt mỏi, buồn ngủ, buổi sáng tỉnh giấc không tươi tỉnh, không tập trung tốt, hay ngủ gật trong ngày, hoặc cáu gắt, buồn bã, khả năng cao là trẻ bị thiếu ngủ lâu dài, cần can thiệp.

Vì sao trẻ em mất ngủ?

Trẻ em mất ngủ có những mức độ khác nhau và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như: Ði ngủ quá muộn, dần dần trở thành thói quen làm trẻ bị mất ngủ khiến thời gian ngủ của trẻ bị rút ngắn; trẻ bị căng thẳng do áp lực học tập; ăn thức ăn nhiều đường trong ngày có thể làm gián đoạn giấc ngủ; thiếu hụt chất dinh dưỡng (chế độ ăn uống "nghèo nàn" làm thiếu hụt các chất vi lượng như sắt, canxi, magie…); ngủ trong phòng quá lạnh hoặc quá nóng, nhiều ánh sáng hoặc quá ồn; gặp các vấn đề sức khỏe (rối loạn lưỡng cực, trầm cảm…), rối loạn giấc ngủ (ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) và hội chứng chân không yên (RLS), rối loạn phát triển thần kinh (hội chứng Asperger, chứng tự kỷ và khuyết tật tâm thần)...

Mất ngủ thường gặp ở trẻ vị thành niên, vì đây là thời điểm cơ thể bắt đầu tiết melatonin vào ban đêm muộn hơn so với giai đoạn trước đó. Trẻ có thể không cảm thấy buồn ngủ sau 11 giờ đêm hoặc muộn hơn, vì vậy chúng muốn đi ngủ muộn hơn vào ban đêm và dậy muộn hơn vào buổi sáng. ở những trẻ em bị mất ngủ sẽ khó ngủ hơn với các triệu chứng: khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ vào ban đêm hoặc trẻ dậy quá sớm vào buổi sáng; lo lắng, căng thẳng mỗi khi nằm xuống giường; lúc ngủ dậy cảm giác mệt mỏi, cảm giác như chưa được ngủ; buồn ngủ, ngủ nhiều vào ban ngày; dễ bị kích động, thay đổi tâm trạng, dễ cáu kỉnh; trầm cảm hoặc tăng động; khó tập trung, hay lơ đãng; giảm trí nhớ…

Hương vị dịu nhẹ và thanh mát từ trà hoa cúc sẽ giúp cải thiện mất ngủ ở trẻ nhỏ.

Hương vị dịu nhẹ và thanh mát từ trà hoa cúc sẽ giúp cải thiện mất ngủ ở trẻ nhỏ.

Một số phương pháp điều trị mất ngủ cho trẻ em

Theo chuyên gia tư vấn, Thạc sĩ, BS Vũ Văn Lực, điều trị chứng mất ngủ ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và thời gian mắc bệnh. Các phương pháp điều trị mất ngủ cho trẻ em thường được các bác sĩ áp dụng là:

Trị liệu hành vi nhận thức: Nếu những suy nghĩ tiêu cực và lo lắng khiến trẻ khó ngủ, liệu pháp hành vi nhận thức có thể được áp dụng cho trường hợp này. Liệu pháp khoa học này có thể giúp trẻ suy nghĩ tích cực hơn, tạm hoãn các lo lắng và căng thẳng để trẻ đủ thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Thiết lập thói quen tốt cho trẻ em mất ngủ: Xây dựng thói quen lành mạnh và khoa học cho trẻ từ khi còn nhỏ có thể giúp trẻ có giấc ngủ ngon. Khuyến khích trẻ chỉ sử dụng giường để ngủ. Cố gắng giữ đúng lịch ngủ, kể cả vào cuối tuần. Ðiều này sẽ giúp trẻ em bị mất ngủ dễ dàng thức giấc và đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên. Không đi ngủ khi vừa ăn quá no hoặc để bụng đói đi ngủ. Một bữa ăn nhẹ bằng sữa ấm và một quả chuối trước khi đi ngủ là một gợi ý khi trẻ bị đói vào giờ đi ngủ. Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng bồn chồn vào ban đêm. Tuy nhiên, không hoạt động mạnh trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ. Tránh ngủ trưa quá lâu hoặc ngủ không quá 1 giờ đồng hồ. Tắt các thiết bị phát ra ánh sáng xanh như điện thoại, laptop, tivi trước khi đi ngủ và cất chúng bên ngoài phòng ngủ. Cha mẹ dành thời gian cho con trẻ nhiều hơn trong ngày, bởi một số trẻ muốn thức khuya để nhận được quan tâm, chia sẻ với cha mẹ hơn.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ: Trẻ em ở độ tuổi phát triển cần có một chế độ dinh dưỡng đa dạng (vitamin A, vitamin B, vitamin D, vitamin E, sắt, canxi…). Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể trẻ hoạt động tốt hơn, thúc đẩy giấc ngủ ngon, tăng cường sức đề kháng, chiều cao và cân nặng.

Liệu pháp tự nhiên: Phụ huynh có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên để cải thiện tình trạng mất ngủ ở trẻ em: Cho trẻ nhấm nháp một thức uống ấm trước khi đi ngủ như sữa, nước, trà hoa cúc không đường để làm dịu hệ thống thần kinh, giúp cơ thể thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Ðây là một phương pháp hỗ trợ giấc ngủ khoa học không chỉ ở người lớn mà còn hiệu quả cho cả trẻ em. Sử dụng tinh dầu có thể làm “hài lòng” các giác quan của trẻ, đồng thời giúp giảm căng thẳng và kích thích cơn buồn ngủ ập tới. Tinh dầu oải hương, bạc hà, cam và gừng đều được coi là an toàn và hiệu quả khi sử dụng cho trẻ em trên 5 tuổi. Ngâm mình trong bồn nước ấm trước khi đi ngủ có thể giúp trẻ dễ ngủ hơn.

Thuốc ngủ là phương án điều trị cuối cùng vì các thuốc này có thể có tác dụng phụ. Khi sử dụng phương án này cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.

Nhật Minh
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Những bóng hồng từng sánh vai với Kim Seon Ho

Những bóng hồng từng sánh vai với Kim Seon Ho

10 tháng trước

Sở hữu ngoại hình đẹp trai ngọt ngào cùng nụ cười “tỏa nắng” rạng rỡ, Kim Seon Ho thường được các nhà làm phim ghép cặp với nhiều bạn diễn nữ xinh đẹp và cực kỳ tài năng...
Khai mạc Tuần lễ sách của Người làm báo tại TP Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần lễ sách của Người làm báo tại TP Hồ Chí Minh

10 tháng trước

Ngày 17/6, tại Đường sách TP Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh và Báo Thanh Niên khai mạc “Tuần...
Đồng Nai cảnh báo về ngộ độc xác nhộng ve sầu

Đồng Nai cảnh báo về ngộ độc xác nhộng ve sầu

10 tháng trước

Sau khi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 2 ca ngộ độc khi ăn nấm mọc trên xác nhộng ve sầu, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã có văn bản đề nghị các đơn vị trực thuộc tăng cường thông...