THỨ NĂM, NGÀY 09 THÁNG 05 NĂM 2024 07:08

Hiểm họa khôn lường ở trẻ em bị béo phì, thừa cân

22/10/2017 | 11:39
Tại Hội thảo Phòng chống béo phì và thừa cân cho trẻ em do Hội Dinh dưỡng Việt Nam, soha.vn, Báo Trí Thức trẻ đồng tổ chức, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dinh Dưỡng Việt NamTS Từ Ngữ cho rằng, chìa khóa quan trọng của việc chống béo phì là phải hoạt động.
 
Khi bạn nhìn vào những bức ảnh cơ thể người theo từng chỉ số cân nặng từ gầy đến béo phì, chúng ta sẽ thích hình ảnh người mẫu tiêu chuẩn. Chúng ta sẽ không muốn mình thừa cân béo phì, cũng không muốn gầy gò ốm yếu. Vậy thì nên ăn thế nào, nên tập thế nào để cơ thể đạt chuẩn trung bình?
 
TS Từ Ngữ cho hay, về mặt dinh dưỡng, chúng ta không chỉ nói về vấn đề thừa cân béo phì, mà còn phải nói đến nhiều yếu tố khác nữa. Đó chính là gánh nặng dinh dưỡng, vừa thừa vừa thiếu.
 
beo-phi1
 
Hậu quả của bệnh béo phì là sự không dung nạp glucose, rối loạn lipit, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, thoái hóa gan, tăng huyết áp... đặc biệt là chứng ngưng thở khi ngủ, vô cùng nguy hiểm… (ảnh minh họa/Thanh niên)

“Vì sao chúng ta luôn rơi vào trạng thái vừa thiếu vừa thừa chất? Đó chính là vấn đề ăn uống. Tôi không nói về chất dinh dưỡng có liên quan, mà tôi nói trực tiếp đến vấn đề bữa ăn.
 
Bởi vì bữa ăn để cung cấp các chất dinh dưỡng, chúng ta cứ quá chú ý đến vấn đề dinh dưỡng sẽ quên đi yếu tố chính sẽ chính là bữa ăn. Như vậy, mới có cái gọi là one-per-day của Mỹ, mỗi ngày uống 1 viên vitamin, được chứng minh là không hề tốt cho sức khỏe. Cho nên bữa ăn mới là quan trọng.
 
Vậy bữa ăn của chúng ta hiện nay tại sao lại là nguyên nhân gây ra thừa cân béo phì? Đó là vì các thực phẩm công nghiệp, các bữa ăn công nghiệp. Mặc dù thức ăn đã thừa, ăn đã nhiều, nhưng quan trọng là mọi người đang không biết cách ăn đúng”, TS Từ Ngữ lý giải.
 
TS Từ Ngữ kể, mỗi tuần có 21 bữa ăn, thì ông ăn khoảng 20 bữa ở nhà. Hàng ngày, TS Từ Ngữ thường đi xe đạp thể dục 1 vòng quanh Hồ Tây.
 
“Một bữa ăn, phải gắn liền với các hoạt động kèm theo trong ngày”, TS Từ Ngữ nhấn mạnh.
 
ts-tu-ngu

 TS Từ Ngữ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dinh Dưỡng Việt Nam 

TS Từ Ngữ kể tiếp, ông luôn kiểm soát cân nặng của mình, mỗi lần bước lên bàn cân, đều duy trì ở mức 62kg. Nếu ông đi công tác nhiều phải uống rượu nhiều quá, thì về nhà sẽ ăn bù trở lại. Ở nhà, ông thường ăn rau trước, vì no đói chỉ là cảm giác của dạ dày căng lên.
 
Nếu ăn rau trước thì sẽ không ăn được thêm các món khác. Cơ chế no đói còn phụ thuộc và đường huyết tăng hay giảm. Vì vậy, muốn theo dõi tình trạng thừa cân béo phì, không có cách nào khác là hãy kiểm soát cân nặng.
 
Đối với người lớn, có một câu nói rất dễ nghe là "cân nặng nên có". Trẻ con thì đang phải lớn dần lên. Trẻ phải cao lên, thì phải tăng thế nào, mỗi tháng tăng cân bao nhiêu? Tuổi nào nên tăng bao nhiêu là vô cùng quan trọng.
 
Hậu quả của bệnh béo phì thì đã rõ. Sự không dung nạp glucose, rối loạn lipit, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, thoái hóa gan, tăng huyết áp, sỏi mật, đau đầu, nghe như u não nhưng không phải, chứng mất ngủ và đặc biệt là chứng ngưng thở khi ngủ, vô cùng nguy hiểm…
 
“Về dinh dưỡng, tôi muốn nói với các bạn rằng, việc ăn hôm nay không phải ngày hôm nay đã biết, mà ăn hôm nay, ngày mai cũng chưa biết, mà phải hàng chục năm sau mới biết rõ đến tác dụng và hiệu quả của nó tác động đến sức khỏe”, TS Từ Ngữ cho biết.
 
GS. TS Lê Thị Hợp (Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam): Béo phì từ trẻ em tuổi tiền học đường và học đường đến tuổi trưởng thành đang gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi ở TPHCM đã gia tăng gấp 3 lần trong hơn 10 năm qua, từ 3,7% (năm 2000) lên 11,5% (năm 2013) và tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh phổ thông tại TPHCM tăng gấp đôi, từ 11,6% (năm 2002) lên 21,9% (năm 2009).
 
TS Lưu Thị Mỹ Thục (Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Nhi Trung ương): Một trong những biệnpháp tốt để kiểm soát cân nặng là thay đổi lối sống, hành vi. Đó là tăng hoạt động thể lực: Thời gian hoạt động ở mức trung bình ít nhất 60 phút/ngày. Giảm thời gian tĩnh tại.
 

Trẻ dưới 2 tuổi không xem ti vi, trẻ lớn hơn thì chỉ được xem tivi dưới 2 giờ/ngày hoặc dưới 14 giờ/tuần. Thay đổi hành vi: Khuyến khích việc tự kiểm soát, tự đặt mục tiêu. Ngủ: 0-5 tuổi (ngủ đủ 11 giờ/ngày); 5-10 tuổi (10 giờ /ngày); trên 10 tuổi (ngủ đủ 9 giờ /ngày). 

Theo Hải Sơn /giadinhvietnam

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.