THỨ HAI, NGÀY 06 THÁNG 05 NĂM 2024 05:39

Hòa Bình: Kết quả trông thấy từ Chương trình mục tiêu giảm nghèo

18/11/2020 | 19:08
Đầu tư có hiệu quả
 
Các địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đã sử dụng nguồn vốn các dự án của Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đúng nguyên tắc, phát huy hiệu quả, đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch. Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 24,38% xuống còn 11,36% cuối năm 2019, dự kiến đến hết năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8,56%, bình quân mỗi năm giảm được 3,16%, đạt 105% chỉ tiêu kế hoạch giao. Cũng trong giai đoạn này, tỉnh đã triển khai đào tạo nghề cho trên 19.200 lao động nông thôn, hàng năm giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động. Các địa phương thực hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng 1.299 công trình; duy tu bảo dưỡng 1.511 công trình sau đầu tư. Các dự án hỗ trợ sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo được thực hiện hiệu quả và nhân rộng với trên 77.000 lượt hộ tham gia, dần dần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và tập quán của người dân, góp phần giảm nghèo bền vững.
 
Nhìn chung, công tác giảm nghèo ở Hòa Bình thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn do xuất phát điểm kinh tế - xã hội của tỉnh thấp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi dẫn tới nguy cơ tái nghèo cao; nguồn vốn còn hạn chế so với nhu cầu đầu tư; đầu ra cho sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn…


Từ nguồn vốn từ các chương trình, dự án, hộ dân xóm Đừng, xã Gia Mô (Tân Lạc) được hỗ trợ phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Ảnh Báo Hòa Bình
 
Khởi sắc nhờ dự án giảm nghèo
 
Chúng tôi về thăm huyện Tân Lạc - một trong những địa phương của tỉnh Hoà Bình làm tốt công tác giảm nghèo bền vững. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn năm 2016 -2020, trên địa bàn huyện Tân Lạc có hiểu quả, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo quyết liệt các phòng, ban chuyên môn tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Đồng thời, phát huy tiềm năng, thế mạnh từng địa bàn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, nhất là thay đổi tập quán sản xuất truyền thống, lạc hậu của bà con. Thông qua các chương trình dự án giảm nghèo 135 (chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi)… huyện đã hỗ trợ cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế, chuyển giao khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, giảm công lao động cho người dân vùng khó khăn. Huyện Tân Lạc cũng từng bước thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế về đất đai để đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, tạo sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực. Trong giai đoạn 2016-2020, Huyện đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các xã đặc biệt khó khăn, đã thực hiện phân bổ 73.56,2 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển là 68.465,6 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 3.226 triệu đồng); Huy động từ nguồn vốn khác là 1.971 triệu đồng. Đã thực hiện đầu tư 269 công trình hạ trình bao gồm 116 đầu tư mới, 153 công trình duy tu, trong đó, huy động từ các nguồn khác 1.971 triều đồng. Phân bổ các loại công trình như sau: 166 công trình giao thông, 32 công trình thủy lợi , 40 công trình nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng, 22 công trình giáo dục và 9 công trình nước sinh hoạt. Các công trình được triển khai dân chủ, công khai đã phát huy hiệu quả, cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân vùng khó khăn.  Đến nay, trên địa bàn huyện Tân Lạc (Hòa Bình) tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể qua các năm. Đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không ngừng được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Các tuyến đường từ trung tâm huyện đến các xã giờ đã được trải cấp phối phong quang, sạch đẹp. Những ngôi nhà cao tầng, nhà mái ngói mọc lên san sát... Có được sự "thay da đổi thịt" đó là nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, chính quyền địa phương đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình dự án giảm nghèo. 


Nuôi cá lồng hiện là nguồn thu nhập chính, giúp nhiều hộ dân trong xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc xóa đói giảm nghèo. Ảnh Tạp chí Lao động-Xã hội

  Cần cố gắng hơn nữa trong thời gian tới

Những kết quả về công tác giảm nghèo của tỉnh Hòa Bình giai đoạn năm 2016 -2020 là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo bền vững phải lâu dài với mục tiêu chính là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Do đó, cần phải nêu cao trách nhiệm của ban chỉ đạo, người đứng đầu trong công tác giảm nghèo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân; thay đổi nhận thức, quyết tâm giảm nghèo, tránh tư tưởng không muốn thoát nghèo. Nâng cao nghiệp vụ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; rà soát kỹ các đối tượng, tránh làm sai chế độ, chính sách. Trang bị cho người nghèo kiến thức sản xuất, “cần câu” để họ tự vươn lên vì mục tiêu giảm nghèo bền vững. 
 

Nguyễn Ngọc Minh/GĐTE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.