THỨ BẨY, NGÀY 04 THÁNG 05 NĂM 2024 03:03

HOMELY - SẢN PHẨM HỖ TRỢ NGƯỜI ĂN KIÊNG VÀ BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

14/07/2019 | 15:29
 
GS.TS. Chu Kỳ Sơn, Viện trưởng Viện CN sinh học và CN thực phẩm, Trường ĐHBK Hà Nội phát biểu khai mạc tại buổi công bố đề tài
 
Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cao với 5,5% dân số trong độ tuổi 20-79. Ước tính cứ 20 người trưởng thành thì có một người  bị tiểu đường, tuy nhiên nhiều người không biết mình mắc bệnh. Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua và là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở Việt Nam. Cùng với đó, độ tuổi của người mắc bệnh đái tháo đường đang ngày một trẻ hóa, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2. Trước đây tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra ở người trung và cao tuổi (40 tuổi trở lên), nhưng hiện nay rất nhiều người mắc bệnh khi mới 25 – 30 tuổi, thậm chí ở tuổi vị thành niên. Số ca mắc tiểu đường thai kì cũng gia tăng, khiến nhiều trẻ được phát hiện tiểu đường từ giai đoạn trẻ sơ sinh (0,3%) hoặc dưới 2 tuổi (8%). 
 
Nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard (Mỹ) cho biết, ăn gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, thậm chí cao hơn rất nhiều so với đồ uống có ga, ăn một bát cơm trắng mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 11%. Nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa gạo trắng và tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở châu Á cao hơn so với người châu Âu. Điều này được lý giải là do tinh bột của gạo trắng có thể làm quá tải lượng đường trong máu ở các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng tăng đường huyết đột ngột sau ăn.
 
 
TS Từ Việt Phú - Nhóm nghiên cứu đề tài thuộc Viện CN Sinh học và CN thực phẩm, Trường ĐHBK HN báo cáo đề tài.
 
Trên cơ sở thực tế này, Viện CN sinh học và CN thực phẩm, Trường ĐHBK Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá tính năng của Nồi cơm điện tách đường Homely”. Sản phẩm được xem như là một giải pháp thông minh, thiết bị tiềm năng cho phép giảm bớt lượng đường có trong cơm và phân bố lại thành phần tinh bột theo mức độ tiêu hóa (tinh bột tiêu hóa nhanh, một trong những nguyên nhân gây bất ổn chỉ số đường huyết và góp phần gia tăng các triệu chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì).
 
Tinh bột nói chung có 3 loại gồm: Tinh bột nhanh, tinh bột chậm và tinh bột kháng đường đều được cấu tạo từ amylose và amylopectin. Tinh bột nhanh có tỷ lệ amylopectin cao nên dễ hấp thụ, rất phù hợp để mang năng lượng sau khi vận động nhưng bù lại làm đường huyết gia tăng rất nhanh. Tinh bột chậm chứa nhiều amylose hơn, và cần nhiều thời gian để cơ thể phân giải được, nhờ vào cấu trúc bán tinh thể trong đó làm giảm sự tiếp xúc với các enzyme. Cũng nhờ vậy, lượng đường trong máu tăng ở mức độ vừa phải và ổn định. Ngoài việc hỗ trợ người bệnh tiểu đường giảm lượng đường thu nạp vào cơ thể trong khi ăn cơm, tính năng nồi cơm điện tách đường còn phù hợp sử dụng trong việc giảm cân ở người béo phì, thừa cân, hỗ trợ phòng bệnh tiểu đường ở người bình thường.
 
 
“Nồi cơm tách đường Homely” chính là khả năng tách đường thừa trong gạo khi nấu.
 
Về cấu tạo, nồi cơm điện tách đường Homely có cấu tạo chứa 2 lớp (lõi kép), trong đó 1 lớp nồi được chế tạo các lỗ thủng nhỏ ở đáy nồi sao cho nước trong quá trình nấu cơm được đưa xuống lớp nồi bên dưới, làm mất đi một số chất hòa tan, làm giảm lượng đường trong cơm. Sau khi tiến hành các thực nghiệm và khảo sát chuyên sâu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận: 
 
Khi được nấu bằng nồi cơm điện tách đường, lượng đường tổng (tinh bột và đường hòa tan) với cơm gạo lứt và cơm gạo trắng đều giảm tương ứng là 8% và 20%. Phương pháp nấu bằng nồi cơm điện tách đường cũng giúp phân bố lại tỷ lệ các phần tinh bột (dựa trên độ tiêu hóa): giảm khoảng 5% tinh bột tiêu hóa nhanh và tăng tương ứng với lượng tinh bột tiêu hóa chậm. Chính vì vậy, tốc độ giải phóng đường vào máu với cơm nấu bằng nồi cơm tách đường sẽ chậm và ổn định hơn khi so sánh với cơm nấu bằng nồi truyền thống. Bên cạnh đó cơm nấu bằng nồi tách đường được bảo toàn các thành phần dinh dưỡng cơ bản (protein, lipitd, xơ tổng, khoáng tổng) trừ vitamin B1 bị giảm do quá trình hòa tan vào nước. 
 
Các kết quả đánh giá cảm quan cho thấy cơm nấu từ nồi tách đường khác với cơm nấu từ nồi thường (mềm hơn, kém ngọt hơn) tuy nhiên sự khác biệt này không ảnh hưởng tới thị hiếu của người tiêu dùng.
 
 
Chuyên gia dinh dưỡng TS. Nguyễn Thị Thu Hương
 
Theo đánh giá của chuyên gia dinh dưỡng TS. Nguyễn Thị Thu Hương: "Việc nghiên cứu, thử nghiệm nồi cơm tách đường Homely là một tín hiệu đáng mừng khi xã hội đã có những quan tâm, đồng hành cùng những người bị tiểu đường bằng những  sản phẩm cụ thể, giúp người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường huyết". Đánh giá cao những nghiên cứu thực tế và chỉ số dinh dưỡng của nhóm đưa ra nhưng cũng khuyến nghị cho người sử dụng nồi cơm tách đường Homely là không vì tính năng làm giảm lượng đường trong gạo mà người dùng sẽ ăn nhiều hơn. Nhu cầu dinh dưỡng an toàn cần phải được kiểm soát từ nhiều nguồn, từ những thực phẩm có nguy cơ làm tăng đường huyết chứ không riêng cơm trắng...
 
Như lời phát biểu khai mạc của GS.TS. Chu Kỳ Sơn, Viện trưởng Viện CN sinh học và CN thực phẩm, Trường ĐHBK Hà Nội”. “Đây là đề tài đáp ứng nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, để các nhà khoa học có thêm cơ hội giao lưu, trao đổi kiến thức, nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng, sức khoẻ cho người tiêu dùng". 
 
 
Nhóm nghiên cứu đề tài và các chuyên gia
 
Báo cáo đề tài "Đánh giá tính năng của Nồi cơm điện tách đường Homely” của nhóm nghiên cứu Viện CN sinh học và CN thực phẩm, Trường ĐHBK Hà Nội đã cung cấp cho những chuyên gia, khách mời cũng như người tiêu dùng những thông tin cần thiết, đầy đủ về chức năng và hiệu quả của nồi cơm điện tách đường, một giải pháp hỗ trợ kiểm soát dinh dưỡng cho người ăn kiêng và liên quan đến các bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì. 
 

Gia Khoa/GĐTE

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.