THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 09:44

Hơn 90% trẻ em thế giới phải hít khí độc hại mỗi ngày

04/11/2018 | 09:40
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 93% trẻ em dưới 15 tuổi phải hít không khí ô nhiễm và hơn 3 triệu trẻ em chết mỗi năm. Điển hình Trung Quốc có hơn một triệu trẻ, Ấn Độ 600.000 trẻ và Mỹ có 38.000 ca tử vong vì ô nhiễm không khí. Đây là những đất nước có tình trạng ô nhiễm môi trường báo động, theo CNN. 
 
 


Ảnh: CNN
 
"Tất cả trẻ em đều phải được hít thở không khí trong lành mới có thể phát triển toàn diện” Tổng giám đốc WHO, TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định. Ô nhiễm không khí là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe của trẻ em dưới 5 tuổi, Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong đối với cứ một trong 10 ca ở nhóm tuổi này.
 
Ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng đến phát triển thần kinh, khả năng nhận thức và gây bệnh hen suyễn, ung thư ở trẻ em. Trẻ còn có nguy cơ cao mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành.
 
Theo WHO, trẻ em dễ bị ảnh hưởng từ khí hậu hơn vì chúng hít thở thường xuyên hơn, nhất là ở Ấn Độ. Ô nhiễm không khí là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu cho gánh nặng bệnh tật quốc gia này. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 1.000 phụ nữ ở Ấn Độ trong suốt thai kỳ và tìm thấy mối tương quan trực tiếp giữa phơi nhiễm với ô nhiễm với sinh non đứa trẻ. Ngoài ra, Ấn Độ có 10 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới, dữ liệu của WHO công bố vào tháng 3.
 
Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Sở Y tế Công cộng, Môi trường và Xã hội Ấn Độ cho biết: “Ô nhiễm không khí còn làm còi cọc não trẻ em, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng song cũng có rất nhiều cách đơn giản để giảm lượng thải từ các chất gây ô nhiễm môi trường”. Các cơ quan chính phủ đã cảnh báo cư dân phải đóng cửa sổ, đeo mặt nạ và giảm sử dụng xe tư nhân để hạn chế ảnh hưởng của việc tăng ô nhiễm trong thành phố.
 
Bên cạnh đó, WHO đưa ra các việc làm cần thiết để hạn chế vấn đề và bảo vệ sức khỏe trẻ em trên toàn thế giới, bao gồm việc thực hiện các chính sách mới để giảm mức ô nhiễm - như giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và hỗ trợ sử dụng năng lượng tái tạo tài nguyên lớn hơn cho các chuyên gia nhiệt tình, cải thiện quản lý chất thải, định vị trường học và sân chơi cách xa đường sá hay nhà máy.
 
WHO đang hỗ trợ thực hiện các biện pháp chính sách y tế như đẩy nhanh chuyển đổi sang công nghệ và nhiên liệu nấu nướng sưởi ấm, sử dụng phương tiện vận chuyển sạch, nhà ở tiết kiệm năng lượng và quy hoạch đô thị để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.
 

 

Theo Thùy An/Vnexpress.net

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.