CHỦ NHẬT, NGÀY 05 THÁNG 05 NĂM 2024 08:16

Huyện Văn Quan: Nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

07/11/2019 | 17:41



Kiểm tra công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.


Trước thực trạng đó, công tác giảm nghèo luôn được cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm. Ngay từ đầu kỳ, UBND huyện Văn Quan, Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện đã tích cực chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo, chú trọng lồng ghép các nguồn lực của các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội nhằm góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo hướng nhanh và bền vững. Cùng với đó, công tác xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm cũng được thực hiện, trong đó riêng năm 2018 phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3% trở lên; chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, thống kê, lập danh sách để mua cấp thẻ BHYT cho các đối tượng; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, đồng thời giám sát việc tổ chức thực hiện. Ban chỉ đạo cấp huyện phân công thành viên phụ trách lĩnh vực, phụ trách địa bàn các xã và kiểm tra đến cấp thôn, đôn đốc các xã xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm; tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, giải quyết vốn vay ưu đãi cung ứng vật tư, giống cây trồng, vật nuôi cho nông dân. Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã phân công thành viên chỉ đạo giảm nghèo đến thôn, khu phố và hộ nghèo để hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách giảm nghèo. Các tổ chức đoàn thể cấp xã chỉ đạo giảm nghèo đến chi hội và hội viên, động viên giúp đỡ nhau thoát nghèo.

Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, thời gian qua, huyện Văn Quan đã tập trung cho vay 7 chương trình như cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm... Tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng tính đến 31/7/2018 là 295.573 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 110.502 triệu đồng, dư nợ cho vay hộ cận nghèo 49.376 triệu đồng. Doanh số cho vay từ năm 2016-2018 là 261.192 triệu đồng với 7.646 lượt khách hàng.

Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn nói chung và người nghèo nói riêng được quan tâm chỉ đạo. Trong 3 năm qua, toàn huyện đã dạy nghề cho 834 lao động nông thôn, trong đó chủ yếu là người nghèo, người dân tộc thiểu số. Nhờ học nghề, người nông dân đã thay đổi nhận thức, từ thói quen lao động nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, một bộ phận người dân đã mạnh dạn đầu tư vốn làm ăn đưa lại hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh; nhiều gia đình biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở đã tạo điều kiện cho các  hộ nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, yên tâm lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo. Thực hiện Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về hỗ trợ nhà ở, huyện Văn Quan có 1.134 hộ nghèo được phê duyệt hỗ trợ nhà ở, trong đó có 309 hộ đã được hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội (272 hộ đã xây dựng, hoàn thiện đưa vào sử dụng và 37 hộ đang triển khai xây mới, sửa chữa nhà ở).



Hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở, góp phần ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.


Thực hiện mô hình giảm nghèo, trong năm 2017, UBND huyện, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện đã phối hợp với Sở LĐTBXH hỗ trợ mô hình chăn nuôi Dê cho 30 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại xã Hữu Lễ; phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh hỗ trợ mô hình nuôi Bò sinh sản cho 80 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo 2 xã Hữu Lễ và Vân Mộng; hỗ trợ mô hình chăn nuôi gà xã Vân Mộng. Các mô hình đã giúp người dân chủ động con giống, hạ giá thành trong chăn nuôi, từng bước đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo của địa phương. Song song với đó, các chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục cho người nghèo được thực hiện kịp thời, hiệu quả. Trong 3 năm (2016-2018), huyện Văn Quan đã cấp được 128.857 thẻ BHYT cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, đảm bảo 100% người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ BHYT; hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng trẻ em, học sinh mẫu giáo, học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo với 13.042 em với số tiền gần 11 tỷ đồng. Các chính sách hỗ trợ vùng dân tộc được quan tâm thực hiện thông qua việc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn.

Nhờ thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo, qua 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Văn Quan đã giảm được 966 hộ nghèo, bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèo là 3,76%/năm, tính đến đầu năm 2018 toàn huyện còn 4.260 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 31,22%. Chương trình ra đời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, giúp cho chương trình giảm nghèo bền vững của huyện đạt chỉ tiêu đề ra trong từng năm và cả giai đoạn. Điều kiện sống của người nghèo cơ bản được cải thiện, người nghèo đã được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội nhiều hơn.



Sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Văn Quan đã giảm được 966 hộ nghèo, bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèo là 3,76%/năm.


Song bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo trên địa bàn huyện Văn Quan cũng gặp một số khó khăn nhất định như: Việc bố trí nguồn lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu giảm nghèo, vẫn còn tình trạng dàn trải, manh mún trong thực hiện các nguồn vốn; chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội và xã hội hóa, nguồn lực cho giảm nghèo vẫn tập trung vào ngân sách Nhà nước. Một số thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện kiêm nhiệm nhiều công việc, chưa thường xuyên xuống cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn trong công tác giảm nghèo. Công tác phối hợp trong việc chỉ đạo công tác giảm nghèo chưa thực sự đạt hiệu quả tốt nhất, chưa được đồng bộ. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức chưa được thực hiện thường xuyên, một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác này, từ đó còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa phát huy tính chủ động để vươn lên. Một số nội dung hoạt động của chương trình giảm nghèo chất lượng, hiệu quả còn hạn chế, như chương trình tín dụng, một số cơ chế chính sách triển khai chậm, nhiều nơi còn thiếu tính chủ động...

Từ những kết quả đạt được, huyện Văn Quan đề nghị Trung ương xem xét các chương trình MTQG đang thực hiện để tập trung nguồn vốn đầu tư. Các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn, tránh sự chồng chéo; Đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ giảm nghèo, tích hợp thành một gói hỗ trợ chung, giao cho một đơn vị tổ chức thực hiện; hạn chế và chuyển dần phương thức hỗ trợ trực tiếp theo từng lĩnh vực đơn lẻ sang hỗ trợ có điều kiện. Đối với UBND tỉnh Lạng Sơn, hàng năm phân bổ các nguồn vốn sớm, đủ theo định mức kế hoạch cho các chính sách đã phê duyệt, bảo đảm cho địa phương chủ động cân đối nguồn lực, tiến độ thực hiện và đánh giá, giám sát đối với từng chính sách nhằm thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo theo kế hoạch đề ra; Chỉ đạo việc hướng dẫn các nguồn vốn để có cơ sở thực hiện đúng quy định, nâng cao chất lượng công tác điều tra, đánh giá phân loại hộ nghèo từ cơ sở để có chiến lược thực hiện giảm nghèo hiệu quả, quy trình bình xét hộ nghèo cần được tập huấn chặt chẽ, cụ thể, rõ nét, đặc biệt là ở cơ sở.
 

Trọng Cường/GĐ&TE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.