THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 05:21

Khởi động Dự án phòng chống và ứng phó với bạo lực giới

31/05/2022 | 21:49
Sáng 31/5, Hội Nông dân Việt Nam và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã tổ chức Lễ công bố và khởi động dự án “Phòng chống và ứng phó với bạo lực giới và các thực hành có hại khác”.
 Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: XQ

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: XQ

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cho biết, trong những năm qua, Hội NDVN, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cùng các nhà tài trợ đã có những nỗ lực liên tục nhằm thay đổi những chuẩn mực xã hội trong giải quyết, xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái, thúc đẩy quyền phụ nữ tại Việt Nam. Đặc biệt là sự hỗ trợ của UNFPA trong việc thiết lập tổng đài trợ giúp miễn phí và cung cấp chăm sóc, trợ giúp cho phụ nữ nông thôn có nguy cơ bị bạo lực.

Dự án "Phòng chống và ứng phó với bạo lực giới và các thực hành có hại khác" sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy hành trình giải quyết bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam. “Hội NDVN cam kết thực hiện dự án theo hướng đổi mới thiết thực, hiệu quả nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam và đảm bảo sự an toàn cho họ, đồng thời giải quyết các chuẩn mực xã hội, các thực hành có hại liên quan đến định kiến giới, vốn là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực trên cơ sở giới. Đồng thời xây dựng, sửa đổi và thực hiện các chương trình, chính sách và luật pháp thông qua sử dụng cách tiếp cận dựa vào bằng chứng và quyền con người”, Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Định khẳng định.

Với vai trò là chủ dự án, Trung ương Hội NDVN sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế. Dự án mới sẽ được triển khai tại bốn tỉnh thành: Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng và Lâm Đồng với tổng ngân sách 6,9 triệu USD trong 5 năm từ 2022- 2026.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam.  Ảnh: XQ

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam. Ảnh: XQ

Tại buổi lễ, bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết: "Giải quyết bạo lực trên cơ sở giới và các thực hành có hại là một trong 3 trụ cột chính trong Kế hoạch Chiến lược mới của UNFPA cho giai đoạn 2022-2025 và cũng là một ưu tiên rõ ràng trong chương trình quốc gia mới cho giai đoạn 2022-2026 của UNFPA Việt Nam. UNFPA sẽ nhân rộng quy mô những nỗ lực của mình để chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới và các thực hành có hại tại Việt Nam.

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cũng đã phê duyệt Chương trình Quốc gia lần thứ 10 dành cho Việt Nam với ngân sách 26,5 triệu USD nhằm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) đến năm 2030, hướng tới những nhóm dân số có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, trong đó có phụ nữ và trẻ em gái, thanh thiếu niên, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số, lao động di cư, người khuyết tật và nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới.

Các đại biểu tham dự lễ phát động. Ảnh: XQ

Các đại biểu tham dự lễ phát động. Ảnh: XQ

Bà Naomi Kitahara cũng đánh giá cao sự hợp tác và cam kết của Hội ND cũng như Bộ LĐTBXH, Bộ VHTTDL, Bộ Y tế trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. "Chúng tôi tự tin rằng chúng ta có thể cùng nhau đạt được nhiều kết quả hơn nữa và đó cũng chính là mục đích của mối quan hệ đối tác của chúng ta. Chính nhờ sự hợp tác đã vun đắp nhiều năm qua, chúng ta có thể vươn tới một Việt Nam không còn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, vì một Việt Nam tôn trọng quyền và lựa chọn của tất cả mọi người. Chúng ta sẽ cùng nhau hành động vì các Mục tiêu phát triển bền vững tới năm 2030 cho phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam" - bà Naomi Kitahara khẳng định.

Kết quả điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 do UNFPA hỗ trợ cho thấy gần 2/3 phụ nữ (62,9%) đã từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực về thể chất, tình dục, tinh thần, kinh tế và kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong đời. Hơn 1/2 phụ nữ từng bị chồng/bạn tình bạo lực thể chất và/hoặc tình dục không kể với ai về chuyện này, và hầu hết nạn nhân bị bạo lực (90,4%) không tìm kiếm bất kỳ sự trợ giúp nào. Do vậy, bạo lực gia đình vẫn còn ẩn náu sâu trong xã hội Việt Nam. Ngoài ra, Điều tra còn cho thấy tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ tại vùng nông thôn cao hơn (28%) so với thành thị (22%).
QH
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

5 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Vấn nạn nghiện game ở trẻ và giải pháp

Vấn nạn nghiện game ở trẻ và giải pháp

1 năm trước

Vừa qua, đã diễn ra hội thảo online “Vấn nạn nghiện game ở trẻ và giải pháp” do MetaMinds tổ chức với sự đồng hành của Thương hiệu sách Y học MedInsight và Công ty Công nghệ eDoctor.
Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bằng truyện cổ tích

Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bằng truyện cổ tích

1 năm trước

Khi các bé còn nhỏ tuổi, cha mẹ không thể dạy trực tiếp các nội dung về đạo đức, cuộc sống,.. nhưng thông qua các câu truyện cổ tích các bé lại học được rằng trong cuộc sống phải...
Khánh Thi và Phan Hiển “rục rịch” làm đám cưới

Khánh Thi và Phan Hiển “rục rịch” làm đám cưới

1 năm trước

Tại SEA Games 31, cặp nhảy Phan Hiển – Thu Hương đã đoạt 3 Huy chương Vàng ở bộ môn Khiêu vũ Thể thao (Dancesport). Khánh Thi với vai trò huấn luyện viên đã đóng góp rất lớn cho thành công...
Thông báo tìm nữ sinh 13 tuổi rời nhà đi gần một tháng chưa về

Thông báo tìm nữ sinh 13 tuổi rời nhà đi gần một tháng chưa về

1 năm trước

Trưa ngày 25/4, sau khi đi học về như bình thường thì cháu rời khỏi nhà cho đến nay chưa về. Hiện người thân của cháu đang nhờ cộng đồng mạng cùng chung tay chia sẻ thông tin để tìm kiếm...