THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 10:30

Khuyến nghị sử dụng muối theo độ tuổi của trẻ

05/05/2022 | 15:10
Ngoài các lưu ý về chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ nhỏ, việc sử dụng gia vị, nhất là sử dụng muối cho bé cũng cần được gia đình dùng với liều lượng cẩn trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cho bé.
1 muoi

Trẻ dưới 1 tuổi việc cho muối vào bột/cháo có thể gây ảnh hưởng đến thận của trẻ. Vì thận của trẻ dưới 1 tuổi chỉ có độ lọc bằng 1/3 người lớn, muối được lọc qua thận sẽ khiến cơ thể trẻ không đáp ứng được có thể dẫn tới tổn thương.

Ăn mặn khiến trẻ khát nước, uống nước nhiều hơn dẫn tới đi tiểu cũng nhiều hơn để thải lượng muối đó ra ngoài. Điều đáng tiếc là quá trình này cũng thải luôn cả các ion quan trọng khác, trong đó có canxi. Đây là nguyên nhân gây mất canxi ở trẻ nhỏ, làm suy yếu chất lượng xương gây nên chứng còi xương, thấp còi ở trẻ em Việt khi trưởng thành.

Thói quen không tốt này của các mẹ vô tình tạo cho con thói quen ăn mặn khi lớn hơn khiến trẻ dễ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch…

Lam-Muoi-Tam-Tinh-Da

Khuyến nghị về lượng muối theo độ tuổi

Theo nhu cầu khuyến nghị natri của Viện Dinh dưỡng ở mỗi độ tuổi chỉ cần bổ sung một lượng muối nhất định. Cụ thể:

Trẻ từ 0-5 tháng chỉ nên tiêu thụ 100mg natri (tương đương 0,3g muối ăn). Nếu trẻ được bú sữa mẹ, chúng sẽ nhận được lượng khoáng chất thích hợp, bao gồm cả natri, từ sữa mẹ.

Trẻ 6-11 tháng chỉ nên tiêu thụ 600 mg natri (tương đương 1,5g muối ăn)

Trẻ 1-2 tuổi: chỉ nên tiêu thụ < 900 mg natri (tương đương 2,3g muối ăn)

Trẻ 3-5 tuổi chỉ cần < 1100 mg natri (tương đương 2,8g muối ăn)

Trẻ 6-7 tuổi chỉ nên tiêu thụ < 1300 mg natri (tương đương 3,3g muối ăn)

Trẻ 8-9 tuổi chỉ nên tiêu thụ < 1600 mg Natri (tương đương 4g muối ăn NaCl)

Trẻ 10-11 tuổi chỉ nên tiêu thụ < 1900 mg Natri (tương đương 4,8g muối ăn NaCl)

Các nhóm tuổi sau đó thì giống như người trưởng thành: là < 2.000 mg Natri (< 5g muối ăn NaCl)

Cha mẹ không có ý thức giảm mặn khi nấu ăn cho trẻ có thể khiến cơ thể của trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.

KT
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Chú mèo máy trở lại với phim Doraemon: Nobita và cuộc chiến vũ trụ tí hon 2021

Chú mèo máy trở lại với phim Doraemon: Nobita và cuộc chiến vũ trụ tí hon 2021

1 năm trước

Đối với các fan hâm mộ của người bạn mèo máy, cũng như các bạn thiếu nhi nói chung, được thưởng thức “bom tấn tuổi thơ” Doraemon trên màn ảnh rộng là một trải nghiệm cực kỳ...
Dị vật mũi bị bỏ quên – Phụ huynh cẩn trọng khi chăm sóc trẻ

Dị vật mũi bị bỏ quên – Phụ huynh cẩn trọng khi chăm sóc trẻ

1 năm trước

Trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo nhất là trẻ trai rất hiếu động và tò mò, trẻ có thể tự nhét các đồ vật nhỏ như nhút nhựa, khuy áo, hạt đậu, dây thun… vào mũi mình hoặc nhét vào mũi...
Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh

Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh

1 năm trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công điện gửi Giám đốc các sở GD&ĐT về việc tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh.