THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 04:53

Kỹ năng nhận biết và cách chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý

02/04/2023 | 10:31
Nếu con bạn có biểu hiện không tập trung, không thể ngồi yên và dễ nổi nóng, cáu giận… thì có thể trẻ đã bị tăng động giảm chú ý. Khi quan sát thấy con có các biểu hiện trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được đánh giá tình trạng bệnh và tư vấn cách chăm sóc.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder - ADHD) là bệnh lý rối loạn phát triển thần kinh có dấu hiệu đặc trưng như mất tập trung, giảm khả năng chú ý, dễ bị phân tâm bởi những tác động bên ngoài và hiếu động quá mức so với lứa tuổi.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý trong những năm gần đây đang có chiều hướng gia tăng và thường gặp ở lứa tuổi từ 3 - 11 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cao gấp 3 lần so với bé gái cùng tuổi. Nếu không được điều trị sớm, tăng động có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách, kết quả học tập, sinh hoạt cũng như khả năng xây dựng mối quan hệ của trẻ với mọi người xung quanh.

Nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý

Thông thường, triệu chứng tăng động giảm chú ý của trẻ ở các lứa tuổi gần như đều giống nhau: Trẻ rất dễ bị phân tâm và không tập trung khi đang chơi hoặc khi ngồi trong lớp học; không lắng nghe khi nói chuyện với người khác; làm theo những gì cha mẹ hay thầy cô hướng dẫn; thường trả lời bộc phát khi chưa nghe hết câu hỏi, cảm thấy khó khăn khi phải chờ đợi; thích rất nhiều thứ nhưng nhanh chán, thiếu kiên nhẫn và hay bỏ dở những việc đang làm; hay quên, hay làm mất đồ dùng sách vở; không thể ngồi yên, thích chạy nhảy, leo trèo khắp nơi; nói quá nhiều, thích quấy phá trong các trò chơi, cuộc trò chuyện; hoạt động không ngừng nghỉ và thường ít ngủ; rất dễ nổi nóng và cáu giận, không thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân khi không hài lòng... Tất cả các biểu hiện trên khiến cho trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, sinh hoạt cũng như học tập.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường hoạt động không ngừng nghỉ. Ảnh minh họa

Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường hoạt động không ngừng nghỉ. Ảnh minh họa

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị tăng động giảm chú ý?

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể do di truyền, bệnh lý khi mẹ mang thai, tổn thương não khi sinh hoặc các bệnh lý sau sinh. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, cuộc sống quá ồn ào, đông đúc, lộn xộn... cũng có thể là tác nhân khiến trẻ mắc bệnh.

Mặt khác, một số trẻ ham chơi điện tử, nghiện Internet hoặc xem tivi quá nhiều cũng có thể mắc chứng tăng động giảm chú ý.

Khi quan sát thấy con có các biểu hiện trên, cha mẹ nên đưa đi khám bác sĩ tâm lý để được đánh giá và tư vấn cách chăm sóc trẻ. Trẻ có thể được làm các trắc nghiệm tâm lý về trí tuệ, cảm xúc, hành vi... để xác định chính xác tình trạng bệnh; từ đó đưa ra phương pháp điều trị, giáo dục trẻ một cách hiệu quả.

Cách chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý

Tùy theo tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ điều trị theo mức độ thay đổi hành vi hoặc kết hợp dùng thuốc như nhóm thuốc hướng thần. Dùng thuốc sẽ giúp trẻ tăng cường và cân bằng các chất hóa học trong não được gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Những loại thuốc này giúp cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng của chứng tăng động giảm chú ý.

Tuy nhiên, các bác sĩ nhi và chuyên gia tâm lý đều cho rằng, vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc chăm sóc và giáo dục, giúp trẻ tăng động hòa nhập cộng đồng. Một số biện pháp tâm lý mà cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ tăng động giảm chú ý:

Giáo dục hành vi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với trẻ bị tăng động giảm chú ý.

Giáo dục hành vi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với trẻ bị tăng động giảm chú ý.

Giáo dục hành vi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với trẻ bị tăng động giảm chú ý. Bố mẹ có thể trao đổi với thầy cô giáo để cùng giúp đỡ trẻ cải thiện hành vi cả ở trường và ở nhà. Có thể cho trẻ ngồi bàn đầu tiên nhằm tránh sự phân tâm bởi hoạt động của các bạn phía trên.

Không chê bai hay quát mắng nặng lời với trẻ, đặc biệt là khi có mặt người khác. Trẻ tăng động giảm chú thường có lòng tự trọng rất cao, nên cha mẹ cần nhẹ nhàng với trẻ. Nếu trẻ cư xử đúng mực, một lời khen hợp lý có thể khiến cho trẻ tiến bộ rất nhiều.

Trẻ tăng động giảm chú ý rất dễ thất vọng và chán nản, do đó, không nên hứa hẹn nếu bạn không chắc chắn về điều đó.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, chơi thể thao ngoài trời hoặc tập luyện các môn võ để rèn luyện tính kỷ luật và khả năng tập trung.

Với trẻ tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần dùng những lời lẽ đơn giản, cụ thể thay vì nói chung chung. Ðừng “nói bóng nói gió” hay nói quá hoa mỹ, trẻ sẽ không hiểu và không thể nhớ được bạn đã nói gì.

Cần tạo cho con các thói quen tốt bằng cách cho con ăn, ngủ, thức dậy đúng giờ.

Về dinh dưỡng, các chuyên gia y tế cho rằng, các món ăn tốt cho não bộ đều tốt cho trẻ tăng động giảm chú ý. Cha mẹ hãy thường xuyên bổ sung vitamin và các loại khoáng chất cho trẻ, đặt biệt là sắt, kẽm và acid béo omega 3, omega 6… Các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh và trí tuệ của trẻ. Thiếu hụt các chất này không chỉ liên quan đến rối loạn tăng động giảm tập trung mà còn làm giảm trí thông minh của trẻ. Sắt và kẽm có nhiều trong thực phẩm động vật, đặc biệt là thịt đỏ như: thịt lợn, thịt bò... Thực phẩm giàu omega 3 và omega 6 có trong các loại cá như: cá thu, cá hồi, cá ngừ… và các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, dầu ô liu, dầu hạt cải… Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tăng cường carbohydrate phức hợp cho trẻ bằng các loại rau và trái cây như: cam, quýt, lê, bưởi, táo và kiwi.

Khánh Linh
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Giúp trẻ giải tỏa tâm lý buồn chán trong học tập

Giúp trẻ giải tỏa tâm lý buồn chán trong học tập

1 năm trước

“Con chán học. Con không thích môn đó. Con thấy thầy cô không quan tâm đến suy nghĩ của con. Con chỉ ước được nghỉ học…” là những tâm sự của nhiều học sinh mà thạc sĩ tâm lý Lê Minh...
Sinh hoạt dưới cờ tạo hứng thú học tập cho học sinh

Sinh hoạt dưới cờ tạo hứng thú học tập cho học sinh

1 năm trước

Trước đây, các tiết sinh hoạt vào mỗi sáng thứ hai đầu tuần ở các cơ sở giáo dục được đánh giá là khá khô cứng, đơn điệu, thiếu sức hút đối với học sinh. Tuy nhiên, sau khi áp...
Họa sĩ đặc biệt Trần Nam Long và tình yêu với phố cổ Hà Nội

Họa sĩ đặc biệt Trần Nam Long và tình yêu với phố cổ Hà Nội

1 năm trước

Số phận lấy đi của Trần Nam Long khả năng nghe và nói, nhưng lại ban tặng cho cậu tài năng hội họa thiên bẩm, để em có thể cảm nhận vẻ đẹp lung linh sắc màu của cuộc sống bằng mắt...