THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 07:30

Làm gì để chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần cho trẻ trong mùa dịch?

13/11/2021 | 19:58
Trẻ em cần được vận động và giao tiếp với bạn bè, với mọi người xung quanh để phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực và các kỹ năng xã hội của mình.

Tuy vậy, Covid-19 đang khiến nhiều phụ huynh, thầy cô và cả các bạn nhỏ gặp rất nhiều khó khăn và phải đối mặt với rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong khi dịch bệnh thì vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường và thời điểm trẻ có thể quay lại trường vẫn còn chưa xác định được, cha mẹ và bản thân các em cần làm gì để chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần cho trẻ?

Em Tô Hoàng Vi Anh, học sinh trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Em Tô Hoàng Vi Anh, học sinh trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Em Tô Hoàng Vi Anh (học sinh trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội) tâm sự, trong giai đoạn giãn cách xã hội, em hay cảm thấy lo lắng cho bản thân và gia đình và cho mọi người xung quanh. Giãn cách xã hội đã khiến cho cuộc sống của gia đình em bị đảo lộn, em cũng không quen với việc học online mỗi ngày. Theo dõi ti vi hàng ngày, Vi Anh cảm thấy rất băn khoăn rằng bao giờ tình trạng này mới chấm dứt khi nghe tin số ca nhiễm tăng lên liên tục. Đồng thời, khi học online, các em phải nhìn vào màn hình trong thời gian rất lâu, ảnh hưởng đến mắt, cơ thể em cũng nặng nề hơn do ăn nhiều và ít vận động.

Nguyễn An Huy (Học sinh Trường THCS Minh Khai, Hà Nội) thường giao tiếp với các bạn qua Zalo, Zoom…

Nguyễn An Huy (Học sinh Trường THCS Minh Khai, Hà Nội) thường giao tiếp với các bạn qua Zalo, Zoom…

Cũng giống Vi Anh, em Nguyễn An Huy (Học sinh Trường THCS Minh Khai, Hà Nội) đã bị cận và đang lo bị tăng độ cận vì phải tiếp xúc nhiều với máy tính. Là người khá hướng ngoại, Huy muốn gặp gỡ, giao lưu và vui chơi với các bạn, tuy nhiên, khi phải học online ở nhà, em cảm thấy khá bí bách. Vì vậy, em thường giao tiếp với các bạn qua Zalo, Zoom…

Bác sĩ Mai Xuân Phương (Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế) cho biết: Đến thời điểm này, chúng ta đang chuẩn bị bước sang năm thứ 3 đối diện với Covid, và tổn thương đối với trẻ em là vô cùng lớn.

Bác sĩ Mai Xuân Phương phân tích: Đầu tiên là tổn thương về mặt tinh thần. Trẻ em là đối tượng rất hiếu động, rất muốn được quan tâm, thương yêu. Nhưng khi đại dịch diễn ra, các cháu chỉ tiếp xúc với 4 bức tường, bố mẹ dễ cáu gắt, quát mắng dẫn đến tổn thương, có thể dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ, thậm chí là cực đoan như loạn thần, trầm cảm, tự kỷ,… Đây là điều rất dễ hiểu.

Bên cạnh đó, các em cũng tiếp xúc với nhiều nội dung tiêu cực trên mạng gây ảnh hưởng đến tâm lý, dẫn đến một số hậu quả rất thương tâm. Chúng ta cũng phải đề cập về những tổn thương về thể chất. Các em phải ngồi học quá lâu, quá nhiều, gây ảnh hưởng đến mắt, cột sống, xương khớp. 

Bản thân các em cũng tự tìm cách thích nghi với hoàn cảnh. Trong bối cảnh dịch bệnh, Vi Anh dần làm quen với lịch trình học tập, vui chơi tại nhà. Vào buổi chiều, em học theo lịch học ở trường. Buổi tối, sẽ làm bài tập về nhà và tập thể dục một chút để vận động cơ thể, giải phóng năng lượng. Sau khi hoàn thành tất cả công việc trong ngày, em dành ra khoảng 30 phút đến 1 tiếng để giải trí như xem phim, đọc sách, trò chuyện cùng bạn bè trên mạng xã hội.

Còn với An Huy, việc chủ động tự sắp xếp lịch học, lịch vui chơi, giải trí cho bản thân là một phương pháp rất hữu ích giúp em có thể cảm thấy thoải mái trong giai đoạn giãn cách xã hội: Em kể: “Trong quá trình học trực tuyến ở nhà, con sẽ cố gắng bố trí thời gian học tập 1 cách hợp lý. Buổi sáng, con sẽ dậy sớm hơn 1 chút để thư giãn trước giờ vào học. Sau khi kết thúc buổi học, con sẽ tìm một số bài tập thể dục để bản thân có thể giải phóng năng lượng. Bên cạnh đó, con cũng sẽ sử dụng các nền tảng trực tuyến như Zoom, Zalo để tham gia các hoạt động Đoàn, Đội, giao lưu, vui chơi với các bạn để có thể cùng nhau chia sẻ việc học tập cũng như về những vấn đề bức bối trong khoảng thời gian giãn cách ở nhà.”

Bác sỹ Mai Xuân Phương (Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế).

Bác sỹ Mai Xuân Phương (Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế).

Theo BS. Mai Xuân Phương, vai trò của bố mẹ trong việc hướng dẫn các con rất quan trọng. Chúng ta cần phải hướng dẫn cho các con rất tỉ mỉ tư thế ngồi, ánh sáng ngồi học điều chỉnh thế nào cho đúng. Để hỗ trợ tốt nhất cho các em, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh. Nhà trường cần phối hợp, hướng dẫn phụ huynh cách thức tương tác hiệu quả với trẻ, đồng thời rèn luyện cho trẻ các thói quen vệ sinh, hoạt động học tập hiệu quả để có thể tự bảo vệ bản thân trước các nguy cơ. Thầy cô giáo và cha mẹ cần sẵn sàng hỗ trợ các em, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ do tác động của dịch bệnh.

Vân Nhi
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân cho trẻ em

Nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân cho trẻ em

2 năm trước

Chương trình giảng dạy “Nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân cho trẻ em” (CES) đang được triển khai giảng dạy tại một số huyện ở Thanh Hoá, Tuyên Quang cho học sinh tiểu học. Với...
Vĩnh Phúc tăng cường xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em

Vĩnh Phúc tăng cường xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em

2 năm trước

Trong những năm qua, công tác xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em đã được các ngành chức năng, các địa phương tỉnh Vĩnh Phúc triển khai đồng bộ và đạt nhiều kết...
“Tấm khiên” bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Tấm khiên” bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

2 năm trước

Thời đại công nghệ 4.0, việc "sống chung" với điện thoại, máy tính là điều không thể tránh khỏi và nguy cơ trẻ nghiện game online cũng từ đó tăng lên. Thời gian qua, bảo vệ trẻ em trên...