THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 09:34

Lan tỏa tinh thần bình đẳng giới và giáo dục STEM đến học sinh

08/03/2022 | 15:17
Bất bình đẳng giới là một vấn đề phức tạp với nhiều thách thức đan xen. Chỉ riêng việc đa dạng hóa nhân lực tại nơi làm việc hay hỗ trợ phát triển các sáng kiến lãnh đạo của phụ nữ là chưa đủ để xóa nhòa khoảng cách về giới. Chúng ta cần bóc tách các định kiến về giới và nỗ lực phá vỡ từng rào cản một thì xã hội mới có thể thật sự thay đổi để trở nên bình đẳng và cởi mở hơn.

Vì sao phụ nữ trở thành lãnh đạo khó khăn hơn gấp đôi nam giới

Mặc dù chúng ta đang cố gắng mang đến môi trường làm việc bình đẳng, song tỷ lệ nữ giới nắm giữ các vị trí then chốt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2021 vẫn thấp hơn 28%.    

Một nghiên cứu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương được thực hiện bởi Trung tâm Lãnh đạo Sáng tạo (CCL) đã cho thấy rằng, khi được hỏi “liệu các quản lý là nam giới có xu hướng ưu tiên nhân viên nam hơn nhân viên nữ” và “liệu họ sẽ ưu tiên thăng chức cho nhân viên nam hơn nhân viên nữ”, những phụ nữ tham gia khảo sát có xu hướng đồng tình với ý kiến này cao hơn 29% so với nam giới.  

Tỷ lệ nữ giới nắm giữ các vị trí then chốt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2021 vẫn thấp hơn 28%.

Tỷ lệ nữ giới nắm giữ các vị trí then chốt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2021 vẫn thấp hơn 28%.

Trong cùng nghiên cứu của CCL cho thấy tuy cả hai giới đồng ý rằng tham vọng là yếu tố quan trọng đối với việc lãnh đạo, thì phụ nữ lại “khá mông lung về định nghĩa của tham vọng”. Theo các chuyên gia, luồng suy nghĩ này của nữ giới có thể bắt nguồn từ việc họ cho rằng tham vọng đi liền với đặc tính ích kỷ hay chủ nghĩa cá nhân. Điều này không giống cách nam giới định nghĩa về sự tham vọng, họ cho rằng sự tham vọng đi liền với điều tích cực. Có lẽ việc xuất hiện luồng tư tưởng này là bởi cái nhìn không thiện cảm của xã hội khi phụ nữ thể hiện những phẩm chất lãnh đạo “nam tính” như khả năng chi phối hay dám chấp nhận rủi ro. Mọi suy nghĩ và nhận định trên đã khiến việc phụ nữ trở thành lãnh đạo khó khăn hơn gấp đôi. 

Bản thân nam giới cũng có những áp lực từ các quan niệm thông thường về vai trò của người đàn ông. Nam giới ít khi được xem là người chăm sóc gia đình, phải đối mặt với áp lực từ bên ngoài xã hội hoặc cảm thấy do dự khi nghỉ phép để chăm sóc con cái. 

Ở Việt Nam, nam giới có hợp đồng lao động chính thức được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con. Tuy nhiên, có đến 18 triệu nam giới và phụ nữ chưa  có hợp đồng lao động chính thức, do đó họ không được bảo hộ quyền lợi này. Điều này mang đến nhiều tác động cho xã hội khi nam giới không được hưởng đặc quyền làm bố và người phụ nữ trong gia đình phải bù đắp bằng cách gánh vác nhiều trách nhiệm chăm sóc hơn. 

Bên cạnh việc đối mặt với những thành kiến ​​từ xã hội, tâm lý lo lắng bản thân vẫn còn thiếu sót của phụ nữ dẫn đến việc họ nghi ngờ chính bản thân và tự ti. Chính những tâm lý và hoài nghi đó khiến họ khó theo đuổi các mục tiêu trong sự nghiệp của mình và thậm chí ảnh hưởng đến sự thăng tiến trong công việc. Có đến 11% phụ nữ được khảo sát trong khu vực cho biết họ sẽ từ chối cơ hội lãnh đạo tại công sở nếu việc đó đi đôi với thách thức. Điều này chỉ đúng với 2% nam giới khi họ có cùng cơ hội.

Theo ông Jim Falteisek (Giám đốc điều hành 3M Hàn Quốc), để giải quyết vấn đề này, đầu tiên, các công ty nên cung cấp đào tạo về sự thiên kiến vô thức cho tất cả các cấp nhân viên. Nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khóa đào tạo này, công ty hãy khuyến khích nhân viên của mình xem xét, nhìn lại bản thân để nhận ra những thiên kiến trong chính họ. Đồng thời khuyến khích nhân viên đặt ra các mục tiêu để điều chỉnh những định kiến này. Các công ty nên cân nhắc khóa đào tạo liên tục thay vì những buổi định hướng một lần. Đây cũng là phương pháp hiệu quả trong việc cải thiện văn hóa hòa nhập tại công sở. 

Thứ hai, loại bỏ những suy nghĩ truyền thống và tái định nghĩa khái niệm “lãnh đạo”. Bạn nên tham gia khóa đào tạo Growth Mindset, nhằm khuyến khích nhân viên tiếp tục phát triển và nâng cao kỹ năng của họ. Chúng tôi đã bắt đầu khóa đào tạo với đội ngũ lãnh đạo của mình và sau đó là một chiến dịch kéo dài nhiều tháng để giúp nhân viên trau dồi thói quen học tập mới trong lĩnh vực này. 

Thứ ba, cung cấp các sáng kiến ​​hỗ trợ lãnh đạo nữ giới. Diễn đàn Lãnh đạo Phụ nữ của 3M (WLF) tạo cơ hội phát triển cho nhà lãnh đạo ở tất cả các cấp nhằm thúc đẩy sự hòa nhập và tiến bộ với phụ nữ trên toàn cầu.

Thứ tư, hãy hỗ trợ nhân viên nam để họ hiểu rõ hơn về những khoảng cách cần phải xóa bỏ để đạt được bình đẳng giới trong môi trường làm việc, cũng như cách tốt hơn để họ có thể ủng hộ cho sự đa dạng, bình đẳng và hòa nhập tại công sở. 

Chúng tôi cũng khuyến khích nhân viên nam chủ động tìm hiểu về những thách thức đối với phụ nữ tại công sở, thông qua việc lắng nghe và trò chuyện với nữ giới. Từ đấy, nhân viên sẽ góp phần xây dựng văn hóa gần gũi, ủng hộ những người gặp khó khăn và tiếp tục con đường học tập của họ. Thông qua dự án Men As Advocates, 3M kêu gọi tất cả mọi người thách thức các định kiến về giới và hướng tới tư duy lẫn hành động trung lập. Việc nam giới có thể hiểu và chủ trương ủng hộ  nữ giới là vô cùng quan trọng trong công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới. 

Nỗ lực giúp đẩy mạnh sự hiện diện của phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực khoa học

Ông Jim Falteisek cho hay, chúng tôi cũng tài trợ cho các sáng kiến, nỗ lực giúp đẩy mạnh sự hiện diện của phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực khoa học. Năm 2021, chúng tôi đã phát động cuộc thi giải đề: Thử thách truyền cảm hứng 3M (3M Inspire Challenge), tại các quốc gia Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Các nhóm sinh viên đại học được trao cơ hội để ra mắt các ý tưởng sáng tạo trong các lĩnh vực Công nghệ, Bền vững và Đổi mới. Các đội thi cũng nhận được sự hướng dẫn, cố vấn trực tiếp đến từ các chuyện gia khoa học tình nguyện. 

Các đội thi Việt Nam.

Các đội thi Việt Nam.

Nhằm nuôi dưỡng và tạo ra một thế hệ những nhà lãnh đạo, nhà tư duy và người sáng tạo tiến bộ, đa dạng, tất cả các đội thi được yêu cầu phải có ít nhất một thí sinh nam và một thí sinh nữ. Sau 5 tháng, với 122 đội dự thi đến từ 6 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, cuộc thi đã kết thúc thành công tốt đẹp. 

3M đã tài trợ 30.000 USD cho dự án “STEMherVN” được tổ chức bởi Viện Quản lý và Phát triển Bền vững (MSD). Chương trình diễn ra từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2022. Chương trình đã tuyển chọn và trao học bổng cho 21 nữ đại sứ STEM đến từ các trường trung học phổ thông và đại học trên địa bàn Hà Nội. Cùng với đó, 21 đại sứ sẽ tham gia STEMherVN Roadshow tại ít nhất hai trường trung học, lan tỏa tinh thần của chương trình đến hơn 2.000 học sinh và truyền cảm hứng cho các em theo đuổi việc học tập STEM cũng như phát triển sự nghiệp trong tương lai. 

Kim Liên
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

5 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Tổng kết Dự án “Vì một thế giới đảm bảo quyền trẻ em và bình đẳng cho trẻ em gái”

Tổng kết Dự án “Vì một thế giới đảm bảo quyền trẻ em và bình đẳng cho trẻ em gái”

2 năm trước

Sau 5 năm triển khai thực hiện, Dự án “Vì một thế giới đảm bảo quyền trẻ em và bình đẳng cho trẻ em gái” giai đoạn 2017 – 2021 đã có tác động quan trọng đến trẻ em, giáo viên, cha...
Chia sẻ kinh nghiệm đưa tin về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên truyền thông

Chia sẻ kinh nghiệm đưa tin về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên truyền thông

2 năm trước

Sáng 16/12, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp với UNESCO Việt Nam tổ chức tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm đưa tin về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái".
Phát huy vai trò của cha mẹ trong đảm bảo quyền trẻ em và bình đẳng cho trẻ em gái

Phát huy vai trò của cha mẹ trong đảm bảo quyền trẻ em và bình đẳng cho trẻ em gái

2 năm trước

Qua 5 năm thực hiện, tác động lớn nhất của dự án “Vì một thế giới đảm bảo quyền trẻ em và bình đẳng cho trẻ em gái” tại Lai Châu đã góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng,...
Nhạy cảm giới trong xét xử các vụ án bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Nhạy cảm giới trong xét xử các vụ án bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

2 năm trước

Việc xét xử các vụ việc bạo lực cần lấy phụ nữ, trẻ em bị bạo lực là trung tâm, ưu tiên sự an toàn và nhu cầu thực tiễn của họ, đồng thời phải yêu cầu người gây bạo lực chịu...