THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 09:50

Lạng Sơn: Triển khai hiệu quả Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo

14/11/2019 | 17:45

Mô hình chăn nuôi bò mang lại hiệu quả cho người nghèo trên địa bàn tỉnh.
 

Thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, để triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, hàng năm UBND tỉnh đã ban hành các văn bản tổ chức thực hiện đảm bảo theo đúng quy định. Trên cơ sở chỉ đạo của tỉnh, các Sở, ngành chức năng đã hướng dẫn các huyện chỉ đạo, giao trực tiếp cho các xã làm chủ đầu tư với nội dung hỗ trợ chủ yếu gồm: cây con giống các loại, máy móc nông cụ nhỏ và vật tư phân bón… Đồng thời, thực hiện tốt hoạt động nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng, tuyên truyền, phổ biến cung cấp thông tin về các mặt của đời sống xã hội trên địa bàn huyện, các kỹ thuật về khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn cho bà con đồng bào các dân tộc cách làm và áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm từng bước nâng cao kiến thức và thay đổi nhận thức cho người nghèo trong phát triển kinh tế. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp giải quyết nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội.

Năm 2018, Tiểu dự án 3 hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình 30a được phân bổ 11.566 triệu đồng; Chương trình 135, Tiểu dự án 2 có tổng vốn giao 41.792 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: 33.434 triệu đồng; nhân rộng mô hình giảm nghèo: 8.358 triệu đồng. Ngoài ra, đối với Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã ngoài Chương trình 135 và Chương trình 30a, cũng được phân bổ tổng vốn giao 1.635 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: 654 triệu đồng; nhân rộng mô hình giảm nghèo: 981 triệu đồng. Trên cơ sở nguồn vốn được giao, tỉnh phân bổ cho các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện kịp thời ngay từ đầu năm để chủ động tổ chức triển khai thực hiện các tiểu dự án, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định.
 



Nhờ được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, hộ nghèo trong tỉnh đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.


Giai đoạn 2016-2017, tỉnh Lạng Sơn có 133 xã thuộc diện đầu tư Chương trình 135 và 121 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tổng số thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất khoảng 74.674 triệu đồng, với trên 90.855 lượt hộ tham gia. Đối tượng hỗ trợ là người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ vật tư chủ yếu như phân bón, thức ăn chăn nuôi, máy, thiết bị. Năm 2018, tỉnh đã triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Trong năm 2019, Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Dự án 1 Chương trình 30 a phân bổ cho 3 huyện Văn Quan, Bình Gia và Đình Lập tổng kinh phí 18.534 triệu đồng. Sau khi có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, 3 huyện đã và đang tổ chức thực hiện rà soát, lựa chọn, phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, ước thực hiện trong năm 2019 là 34 dự án,với 2.329 hộ tham gia, kinh phí 14.827 triệu đồng; đối với dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo ước thực hiện được 08 dự án với 393 hộ tham gia, kinh phí 3.707 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm, đã thực hiện 11 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho 434 hộ thụ hưởng, với kinh phí hỗ trợ 2.694 triệu đồng. Thông qua việc thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo đã góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tiếp cận với khoa học kỹ thuật.

Chương trình 135 về hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới năm 2019 được phân bổ 41.102 triệu đồng. Trên cơ sở nguôn vốn được phân bổ, các huyện đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, rà soát, lựa chọn, tổng hợp nguyện vọng và nhu cầu thực tế từ hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo; lựa chọn dự án để hỗ trợ phát triển sản xuất đúng đối tượng. Trong 6 tháng đầu năm, đã thực hiện 14 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho 3.013 hộ thụ hưởng, kinh phí 2.511 triệu đồng. Ước thực hiện trong năm 2019 là 140 dự án với 22.222 hộ tham gia, kinh phí 32.882 triệu đồng. Cùng với đó, tỉnh đã thực hiện được 14 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo với 185 hộ tham giam, kinh phí 8.220 triệu đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn còn tập trung thực hiện hiệu quả Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135. Với tổng kinh phí được phân bổ năm 2019 là 1.909 triệu đồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị UBND các huyện rà soát, đăng ký nhu cầu, lựa chọn dự án theo đề xuất của cộng đồng. Hằng năm đều có kế hoạch giám sát, đánh giá các chương trình, trên cơ sở đó kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh đối với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chưa đúng quy định, đồng thời trao đổi, lắng nghe các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để cùng thảo luận, tháo gỡ nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Nhìn chung, các tiểu dự án, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm mang tính xã hội hoá cao giúp cho người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn ổn định đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo. Công tác triển khai thực hiện chương trình luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND các cấp; sự phối hợp kịp thời của các ngành trong quá trình kiểm tra, giám sát thực hiện. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đều được sử dụng đúng mục đích; việc hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, vật tư phân bón đã thúc đẩy phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi, từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo. Các hợp phần dự án của chương trình đều được thực hiện từ cơ sở đảm bảo công khai và được sự đồng thuận của nhân dân. Việc lựa chọn danh mục hỗ trợ đảm bảo sự bàn bạc, thảo luận, thống nhất và đề xuất theo nhu cầu thực tế phù hợp với đặc thù của địa phương. Công tác giao kế hoạch hàng năm của tỉnh, huyện được thực hiện đúng tiến độ, việc triển khai của các xã đã đảm bảo tính thời vụ đáp ứng yêu cầu mùa vụ trong sản xuất.
 



Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã thu hút đông đảo người nghèo tham gia, góp phần ổn định đời sống.


Tuy nhiên, bên cạnh đó việc triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo ở Lạng Sơn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Nội dung hỗ trợ của dự án, mô hình chưa đa dạng, chủ yếu tập trung hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón… Đời sống của đồng bào dân tộc trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Các hộ được hưởng thụ dự án chưa có phương án sản xuất, một số người dân chưa nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của Chương trình nên còn trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Chương trình 135 phân cấp cho các xã làm chủ đầu tư nhưng đa số Ban quản lý 135 các xã chậm trong quá trình triển khai thực hiện các thủ tục, nên đã ảnh hưởng đến tiến độ của chương trình. Công tác tuyên truyền, vận động chưa thường xuyên, sâu rộng, còn một bộ phận cán bộ, người dân chưa nắm được chính sách hoặc chưa tiếp cận được chính sách, chưa thấy được lợi ích của việc thực hiện các chính sách.

Để tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn tập trung một số nhiệm vụ như: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2010 đến toàn thể cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động. Các cơ quan, đơn vị, Ban Chỉ đạo các cấp xác định việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo là nhiệm vụ thường xuyên; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của chính sách, phát huy nội lực, tập trung phát triển sản xuất, tích cực nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng; Quan tâm chỉ đạo, đôn đốc, tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, hướng dẫn thực hiện đảm bảo quy trình sản xuất. Tập huấn hướng dẫn người dân biết cách xây dựng kế hoạch sản xuất, tính toán hiệu quả việc phát triển sản xuất. Vận động hộ nghèo kết hợp vay vốn từ nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, nhăm tăng hiệu quả kinh tế.

Minh Nhật/GĐ&TE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.