THỨ BA, NGÀY 07 THÁNG 05 NĂM 2024 05:32

Lễ cấp sắc in đậm bản sắc văn hóa người Dao

23/10/2021 | 13:09
Lễ cấp sắc là nghi lễ công nhận sự trưởng thành đối với tất cả đàn ông dân tộc Dao. Đây là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống của người Dao, thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan và những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của cộng đồng.
Thầy cúng đang sửa soạn làm lễ cấp sắc.

Thầy cúng đang sửa soạn làm lễ cấp sắc.

Theo truyền thuyết của người Dao: Ngày xưa, khi tổ tiên người Dao đang sinh sống yên bình, bỗng dưng ma quỷ xuất hiện, giết hại bà con, ăn thịt vật nuôi, phá hoại mùa màng,... Trước cảnh ma quỷ lộng hành dưới trần gian, Ngọc Hoàng sai quân lính nhà trời xuống trừ họa cho dân suốt ba tháng mà không hết. Ngọc Hoàng kêu gọi người dân cũng phải tự cứu lấy mình, nhưng vẫn không thể thắng được ma quỷ. Thấy vậy, Ngọc Hoàng cho các vị thần truyền phép thuật cho những người đàn ông làm chủ trong các gia đình ở làng bản và cấp cho một đạo sắc để cùng với quân nhà trời xuống trần gian diệt trừ ma quỷ. Nhờ có sự hiệp lực giữa trời và người trần mà ma quỷ bị tiêu diệt. Từ đó, để đề phòng ma quỷ quay lại quấy phá, Ngọc Hoàng ban lệnh cấp sắc cho những người đàn ông làm chủ gia đình để bảo vệ gia đình, cộng đồng. Lễ cấp sắc ra đời từ đó và được đồng bào Dao gìn giữ, lưu truyền cho đến ngày nay.

Độc đáo Lễ cấp sắc của người Dao

Lễ cấp sắc tiếng Dao gọi là “Lập tịnh” là một nghi lễ truyền thống độc đáo được lưu truyền từ ngàn đời nay trong cộng đồng người Dao, thể hiện khát vọng của người Dao về một cuộc sống sung túc, ấm no và hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hóa của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục về truyền thống, giúp con người nhận thức đúng đắn về bản thân, về cách sống có nhân cách, đạo đức, trách nhiệm đối với gia đình, xã hội. Qua đó, nghi lễ góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. Lễ cấp sắc của người Dao đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2017.

Người Dao có nhiều nhóm, gồm: Dao Đỏ, Dao Lô Gang và Dao Quần Chẹt, Dao Tuyển và Dao Họ...Nhưng, dù ở nhóm nào thì người đàn ông cũng đều phải trải qua Lễ cấp sắc mới được cộng đồng làng bản công nhận đã trưởng thành, được tham gia các việc trong làng, bản. Lễ cấp sắc chỉ được tiến hành một lần duy nhất trong đời. Trong lễ cấp sắc, người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương (tổ tiên của người Dao), được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.

Các thầy cúng đang thực hiện nghi lễ tâm linh.

Các thầy cúng đang thực hiện nghi lễ tâm linh.

Hằng năm, lễ cấp sắc của người Dao được tổ chức vào ngày lành tháng tốt trong tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng. Trình tự của nghi lễ cấp sắc được thực hiện gồm các bước cơ bản: Lễ trình diện của người thụ Lễ; Lễ cấp đèn và hạ đèn; Lễ đặt pháp danh; Lễ giao âm binh và gạo nuôi quân; Lễ qua cầu; Lễ cấp dụng cụ cúng bái; Lễ truyền pháp lực; Lễ cúng thần mặt trời. Cúng Bàn Vương là lễ chung cho Lễ cấp sắc ở các cấp bậc 3 đèn, 7 đèn và 12 đèn. Trong trường hợp làm lễ cấp sắc từ 7 đèn trở lên, thì tiếp tục làm các nghi lễ tiếp theo: Lễ tơ hồng; Lễ cúng hồn lúa; Lễ thăm thiên đình và Lễ thăng đàn.

Trong khoảng thời gian một tuần trước khi diễn ra lễ cấp sắc chính thức, để chuẩn bị cho công việc quan trọng của đời người này, những người được cấp sắc không được to tiếng với bà con họ hàng, làng xóm; không được nói tục,chửi bậy; không quan hệ vợ chồng.

Suốt thời gian nghi lễ diễn ra từ 2-3 ngày, từng “hoạt cảnh” linh thiêng, huyền bí được các thầy cúng và người được thụ lễ diễn xướng trong tiếng chuông, trống, tiếng kèn đồng, có lúc còn có thêm các đạo cụ như gậy, kiếm, đao… Các thầy cúng thay nhau đọc về lịch sử, cội nguồn, quá trình thiên di của người Dao, những khó khăn khi vượt sông, biển tìm về miền đất mới... thể hiện nét đẹp truyền thống đặc sắc, quý giá của dân tộc Dao.

Cần có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy việc học và duy trì tiếng dân tộc

Nghi lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang.

Nghi lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang.

Thầy cúng Bàn Văn Phúc (Hoàng Nông, Đại Từ, Thái Nguyên) cho biết, sau khi cấp sắc, mọi người sẽ trở nên hiểu biết hơn, biết lễ nghĩa, biết lo toan gia đình hơn. Sau Lễ, người thụ lễ nhận người làm Lễ cấp sắc cho mình là cha. Từ nhiều năm nay, nghi lễ cấp sắc trong đồng bào Dao đã có sự cải biến phù hợp. Bản sắc gốc được gìn giữ, lưu truyền, song cách làm được thực hiện phù hợp hơn với tâm lý, tình cảm của mọi người trong cộng đồng. Một số nghi lễ như nhảy múa thì được tối giản hơn, tạo điều kiện cho những người già hay những người không thể nhảy múa.

Theo thầy cúng Bàn Văn Phúc, các cơ quan chức năng cần có những chính sách hỗ trợ cũng như thúc đẩy việc học và duy trì tiếng dân tộc, vì hiện nay việc sử dụng tiếng dân tộc đang dần bị mai một. Để có thể thực hiện được nghi lễ cấp sắc thì tiếng dân tộc là điều quan trọng nhất, nhưng hiện nay, đa số thế hệ trẻ không nói được tiếng Dao. Vì vậy, có thể mở các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc, khuyến khích những người biết thông thạo có thể trực tiếp chỉ bảo cho con cháu mình; Luyện tập và giáo dục thế hệ trẻ các nghi lễ, các bước của Lễ Cấp sắc, giáo dục ý thức biết gìn giữ cũng như duy trì nét văn hóa độc đáo; Nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hoá; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản cho thế hệ trẻ.

Minh Nhật- Minh Tú
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

5 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Bình Phước chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh

Bình Phước chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh

2 năm trước

Với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”, Ban chỉ đạo hè các cấp tại Bình Phước đã tích cực huy động mọi nguồn lực...
Thừa Thiên Huế: Xây dựng khu vui chơi rèn luyện thể chất giúp trẻ phát triển toàn diện

Thừa Thiên Huế: Xây dựng khu vui chơi rèn luyện thể chất giúp trẻ phát triển toàn diện

2 năm trước

Rèn luyện thể chất trong nhà trường có ý nghĩa hết sức đặc biệt, nó không chỉ giúp học sinh có sức khỏe tốt mà còn rèn tính kỷ luật, ý thức tập thể, rèn luyện ý chí và tinh thần...
Các cơ sở giáo dục tại TP.HCM áp dụng tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch Covid-19

Các cơ sở giáo dục tại TP.HCM áp dụng tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch Covid-19

2 năm trước

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP. HCM vừa ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm ngoại ngữ, tin...
Ninh Bình đặt mục tiêu giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 16/100.000 trẻ em

Ninh Bình đặt mục tiêu giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 16/100.000 trẻ em

2 năm trước

Nhằm kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông nhằm đảm bảo tính...