THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 08:35

Lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đạt hiệu quả, thiết thực

22/04/2022 | 07:52
Ngày 21/4, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia Trung ương Phạm Bình Minh nhấn mạnh, thời gian qua thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chương trình nông thôn mới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, các thiết chế hạ tầng xã hội, đời sống người dân ngày càng nâng cao, công tác giảm nghèo, an sinh xã hội được bảo đảm. Quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, giai đoạn 2021-2025, Quốc hội đã thông qua thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải bảo đảm không trùng lặp nhiệm vụ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, không bỏ sót các nhóm đối tượng cần hỗ trợ - Ảnh: VGP

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải bảo đảm không trùng lặp nhiệm vụ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, không bỏ sót các nhóm đối tượng cần hỗ trợ - Ảnh: VGP

Trước bối cảnh và yêu cầu mới với các thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen. Để cụ thể hóa thực hiện, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương chủ động, linh hoạt tổ chức thực hiện, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia chương trình. Lồng ghép nguồn vốn nhiều chương trình, dự án đầu tư; đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Tập trung giảm nghèo đa chiều bền vững, triển khai các giải pháp huy động, bổ sung nguồn lực thực hiện chương trình. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. 

Hội nghị ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo tại địa phương

Hội nghị ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo tại địa phương

Tại hội nghị, các đại biểu 63 tỉnh, thành phố đã nghe báo cáo công tác quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022; triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững  giai đoạn 2021-2025. MTTQVN thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025. 

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia Trung ương Phạm Bình Minh ghi nhận các ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm từ thực tiễn của các địa phương và trao đổi thẳng thắn của lãnh đạo các bộ, ngành. Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp lý, tiêu chí, hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đã xây dựng xong thể chế, cơ chế, quy định, bây giờ phải tập trung triển khai. Trách nhiệm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia chủ yếu nằm ở các tỉnh, thành phố. Phải lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất; tuyên truyền, quán triệt nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, cho đến cán bộ, người dân về nội dung, yêu cầu của từng chương trình mục tiêu quốc gia.

Ban chỉ đạo địa phương cần nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn; chủ động ban hành các văn bản cụ thể hóa hướng dẫn của Trung ương; ưu tiên bố trí ngân sách, huy động tối đa các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tuyên truyền để bảo đảm triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia… Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phản biện kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong tháng 5/2022, các bộ, ngành được phân công  phải khẩn trương ban hành các thông tư đã được giao, phê duyệt các chương trình chuyên đề, dự án thành phần. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính khẩn trương ban hành kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Kim Liên
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

5 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Thành lập BCĐ Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025

Thành lập BCĐ Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025

2 năm trước

Ngày 18/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1945/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. Theo Quyết định, Phó Thủ...
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

2 năm trước

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai...