THỨ SÁU, NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2024 10:46

Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông bảo vệ trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid–19

20/12/2021 | 11:11
Sau một năm thực hiện Nghị quyết 121/2020/QH14 về tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai với nhiều nội dung, hình thức phong phú.
Công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19 được đổi mới toàn diện về hình thức, cách thức tuyên truyền. Ảnh minh họa: GNI

Công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19 được đổi mới toàn diện về hình thức, cách thức tuyên truyền. Ảnh minh họa: GNI

Theo đó, việc truyền thông được thực hiện trên mạng xã hội, trong hệ thống thang máy và bên ngoài các tòa nhà cao tầng, tuyến phố với các nội dung: phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và bảo vệ trẻ em trong đại dịch; phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng; hậu quả của xâm hại tình dục trên mạng xã hội... với 222.635 lượt người tiếp cận.

Các cơ quan truyền thông tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống xâm hại nói chung và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nói riêng, góp phần bảo đảm trẻ em được sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, khai thác và tiếp cận thông tin bổ ích, tích cực trên môi trường mạng; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình; tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

Tổ chức xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình, xây dựng chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống xâm hại trẻ em bằng nhiều hình thức truyền thông, nội dung phong phú, đa dạng góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, gia đình, nhà trường và xã hội.

Xây dựng các tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; tài liệu mẫu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em.

Triển khai Tháng Hành động vì trẻ em năm 2021 với chủ đề: “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”; triển khai Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021 với chủ đề “Gia đình bình an - Xã hội hạnh phúc”, nhấn mạnh vai trò của các thành viên gia đình trong việc xây dựng gia đình bình an, không có bạo lực, xâm hại trẻ em, góp phần xây dựng xã hội hạnh phúc, bền vững theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tổ chức giao ban báo chí định kỳ, định hướng các cơ quan báo chí tuyên truyền kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, mở chuyên trang, chuyên mục và tăng cường tuyến tin, bài về kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em, phương thức, thủ đoạn của tội phạm xâm hại trẻ em, chú trọng các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19, hình thức, cách thức tuyên truyền đã được đổi mới toàn diện như: Ưu tiên thời điểm, thời lượng phát sóng các chương trình về chính sách, pháp luật và bảo vệ trẻ em với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với các nhóm đối tượng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền trên mạng xã hội và tại cộng đồng. Lồng ghép nội dung truyền thông về bảo vệ trẻ em trong sinh hoạt cộng đồng của từng địa bàn, từng vùng, từng nơi, từng tổ dân phố; tại trường học, cơ sở y tế…

Về nội dung, chú trọng tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, xác định rõ trách nhiệm của gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan,tổ chức, cá nhân đối với bảo vệ trẻ em. Đối với gia đình, cần trang bị cho trẻ em cách thức phòng vệ những đối tượng có ý định thực hiện hành vi xâm hại tình dục.

Đối với nhà trường cần tăng cường giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình theo dõi, quan tâm, quản lý học sinh…

Trong đó, chú trọng tuyên truyền đến đối tượng trẻ em và cha mẹ của trẻ em; Đội ngũ giáo viên, cán bộ, cộng tác viên làm công tác trẻ em.

Để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan trong thực hiện Quyết định số 830/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025. Các bậc phụ huynh cũng dành sự quan tâm thỏa đáng hướng dẫn cho con sử dụng mạng an toàn.

Vi Hương
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

5 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong thời gian tới

Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong thời gian tới

2 năm trước

Quyền tham gia của trẻ em là một trong bốn nhóm quyền quan trọng của trẻ em được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, đó là: quyền sống còn, phát triển, bảo...
Trung ương Đoàn tuyên dương 473 học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện toàn quốc

Trung ương Đoàn tuyên dương 473 học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện toàn quốc

2 năm trước

Ngày 19/12, Trung ương Đoàn tổ chức lễ tuyên dương danh hiệu “Học sinh 3 tốt” và “Học sinh 3 rèn luyện” cho 473 học sinh xuất sắc trên toàn quốc.
Đồ thủy tinh - “sát thủ' gây tai nạn thương tích cho trẻ

Đồ thủy tinh - “sát thủ" gây tai nạn thương tích cho trẻ

2 năm trước

Những đồ vật bằng thủy tinh, gốm, sứ trong nhà có thể là “sát thủ giấu mặt” gây tai nạn thương tích cho trẻ nếu cha mẹ, người trông trẻ lơ là, chủ quan.