THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 05 NĂM 2024 01:30

Nâng cao hoạt động chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người khuyết tật

02/10/2019 | 12:23
 
Hệ thống mạng lưới bệnh viện, trung tâm, các cơ sở chuyên khoa và các khoa PHCN được củng cố và phát triển từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở mạng lưới y tế chung. Hiện cả nước có 63 bệnh viện/trung tâm PHCN, 100% bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh có khoa PHCN và cung cấp dịch vụ PHCN ngay tại bệnh viện cho người bệnh. Đối với tuyến huyện, hiện nay hầu hết đều có các tổ, khoa PHCN lồng ghép với khoa nội hoặc y học cổ truyền và cung cấp được nhiều dịch vụ PHCN. Tuyến xã có nhiều cán bộ được đào tạo kiến thức cơ bản về PHCN và cung cấp các dịch vụ PHCN đơn giản ngay tại cộng đồng. Đội ngũ cộng tác viên thôn bản được chú trọng đào tạo và hướng dẫn luyện tập cho người bệnh, giúp người khuyết tật được PHCN và hòa nhập cộng đồng.
 
Cùng với đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và năng lực của các cơ sở PHCN được tăng lên đáng kể, chú trọng việc tiếp cận của NKT như: Xây mới và cải tạo các cơ sở khám, chữa bệnh có đường đi xe lăn cho NKT, vạch kẻ đường cho người khiếm thị, nhà vệ sinh dành riêng cho NKT. Nhiều bệnh viện trước đây chỉ làm công tác điều dưỡng là chủ yếu nay chuyển toàn bộ sang cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, PHCN hoàn toàn. Số giường bệnh của bệnh viện/trung tâm PHCN ngày càng được tăng lên đáng kể với nhu cầu khám, điều trị, PHCN cho người bệnh.
 
Thực hiện Quyết định số 651/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Bộ Y tế đang triển khai thực hiện Dự án “Chăm sóc sức khỏe và PHCN đối với nạn nhân chất độc hóa học/dioxin” giai đoạn 2018-2021 triển khai tại 10 tỉnh, thành phố với tổng số 72,3 tỷ đồng tập trung vào PHCN dựa vào cộng đồng, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật, phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp cho NKT vận động.
 
Cùng với đó, các chương trình, dự án, đề án PHCN cho NKT từ nguồn ngân sách Nhà nước đang được triển khai như: Chương trình mục tiêu y tế - dân số; Đề án trợ giúp NKT. Ngoài ra, nhiều tổ chức quốc tế đã hỗ trợ Bộ Y tế và một số địa phương triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe, PHCN cho NKT. Trong năm 2018, Bộ Y tế đã tổ chức 2 lớp tập huấn Lập kế hoạch và triển khai Chương trình mục tiêu y tế- dân số và 02 lớp tập huấn triển khai hệ thống thông tin quản lý sức khỏe, PHCN cho NKT với tổng số cán bộ được tập huấn là 500 người. Tại địa phương, rất nhiều tỉnh, thành đã có kế hoạch và bố trí kinh phí cho hoạt động PHCN. Đến nay, có gần 50 tỉnh, thành xây dựng và ban hành Kế hoạch phát triển công tác PHCN đến năm 2020.
 
Ngoài ra, Bộ Y tế còn triển khai các hoạt động như: Đào tạo, tập huấn về PHCN và phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật, quản lý thông tin NKT bằng phần mềm tin học; Khám sàng lọc, phát hiện sớm và can thiệp sớm khuyết tật tại cộng đồng ở 36 tỉnh, thành phố, qua đó xác định nhu cầu cần PHCN của NKT; Quản lý thông tin NKT bằng hệ thống thông tin chăm sóc sức khỏe, PHCN. Hiện đã có 29/63 tỉnh, thành phố triển khai hệ thống thông tin và có tới 500.000 NKT được lập hồ sơ theo dõi trên phần mềm; Thiết lập và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát chuyên môn PHCN dựa vào cộng đồng, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật; Đào tạo nâng cao năng lực quản lý về PHCN cho  cán bộ làm công tác lãnh đạo các cơ sở PHCN; Tổ chức Hội thảo, tập huấn về tăng cường công tác đào tạo, phát triển nhân lực, dịch vụ PHCN và công tác trợ giúp NKT trong chăm sóc sức khỏe, PHCN.
 
Cùng với đó, Bộ Y tế đã tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PHCN, giám định cho nạn nhân chất độc da cam, nâng cao hiệu quả trợ giúp NKT; Phối hợp với tổ chức VNAH sửa đổi bổ sung Thông tư số 46/2013/TT-BYT quy định chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của các cơ sở PHCN, triển khai hệ thống thông tin quản lý sức khỏe NKT, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và giá các dịch vụ kỹ thuật PHCN mới bổ sung.
 
Trên cơ sở kết quả đạt được, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện, địa phương thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo liên quan đến NKT như: Công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT; Luật NKT; Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020 và các chương trình, đề án của Bộ trong công tác chăm sóc sức khỏe và PHCN cho NKT. Hoàn thiện Đề án sửa Luật Khám bệnh, chữa bệnh, trong đó đề xuất quy định các nội dung về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao sức khỏe cho người bệnh, NKT, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phát triển công tác PHCN. Rà soát, cập nhật và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản của Bộ Y tế đáp ứng các quy định hiện hành về chăm sóc sức khỏe, PHCN cho NKT. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực của cán bộ chăm sóc sức khỏe, PHCN cho NKT bằng các hình thức đào tạo tập trung và đào tạo liên tục, tập trung nội dung tập huấn cho các cán bộ y tế xã và cộng tác viên về PHCN cho NKT tại cộng đồng, phòng ngừa và phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật. Điều tra, đánh giá nguồn lực PHCN (nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất...), đánh giá 5 năm thực hiện Kế hoạch quốc gia phát triển PHCN giai đoạn 2014-2020, chuẩn bị cho xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới PHCN và xây dựng Kế hoạch quốc gia phát triển PHCN giai đoạn 2020-2030.
 
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về công tác chăm sóc sức khỏe, PHCN cho NKT, trong đó tập trung tuyên truyền về PHCN cho NKT tại cộng đồng, phòng ngừa và phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật, tăng cường tham gia BHYT của NKT; Tăng cường công tác quản lý, giám sát các địa phương, đơn vị để phát hiện các khó khăn, vướng mắc và giải quyết kịp thời, đẩy mạnh công tác quản lý PHCN dựa vào cộng đồng qua hệ thống thông tin quản lý sức khỏe, PHCN cho NKT; Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, PHCN để nâng cao hiệu quả trợ giúp NKT.

Minh Nhật/GĐ&TE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

7 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.